Niềm vui trong những ngôi nhà mới ở Hà Giang

Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở của Hà Giang thể hiện xuất sắc phong trào thi đua Cả nước chung tay vì người nghèo, không ai bị bỏ lại phía sau.

Hà Giang là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Đến hết năm 2018, toàn tỉnh còn 56.083 hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, chiếm tỷ lệ 31,17% số hộ toàn tỉnh; trong đó có 10.123 hộ nghèo thiếu hụt về tiêu chí nhà ở.

Theo kết quả rà soát của ngành chức năng và các huyện, trong giai đoạn 1 (từ tháng 7/2019 - 8/2020) có 4.305 hộ nghèo có nhu cầu làm nhà ở mới. Trong đó có 213 hộ người có công, 475 hộ cựu chiến binh nghèo, 1.527 hộ nghèo thuộc xã biên giới và 2.090 hộ nghèo xã nội địa. Ở giai đoạn 2 (từ tháng 9/2020 - 12/2021) toàn tỉnh có 2.375 hộ nghèo đủ điều kiện và cần hỗ trợ nhà ở. Trong giai đoạn 3 (từ tháng 4/2022 đến nay) 886 hộ có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng nhà ở; trong đó 45 hộ cựu chiến binh nghèo, 141 hộ nghèo xã biên giới, 700 hộ nghèo xã nội địa.

Nhiều ngôi nhà đang được dựng lên giúp người nghèo Hà Giang an cư lạc nghiệp.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước và tỉnh Hà Giang đã có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công và hộ nghèo. Tuy nhiên, nguồn kinh phí từ ngân sách hỗ trợ có hạn, mức hỗ trợ còn thấp, trong khi nhu cầu về nhà ở của hộ nghèo còn rất lớn, vì vậy, giấc mơ về một ngôi nhà mới của nhiều hộ nghèo mãi chưa thực hiện được. Việc xây dựng nhà ở cho người nghèo, giúp họ an cư, lạc nghiệp trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Ngay sau khi có Quyết định 1953 của Tỉnh ủy Hà Giang, Ban Chỉ đạo xây dựng nhà ở các cấp được thành lập; tổ chức phát động, gửi thư kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cán bộ, đảng viên và nhân dân chung tay hỗ trợ xây dựng nhà ở. 

Ngành lao động, thương binh và xã hội phối hợp với các địa phương rà soát, thẩm tra xác minh các hộ đủ điều kiện hỗ trợ xây dựng nhà ở. Quá trình rà soát, thẩm tra, xét duyệt đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Ban hành hướng dẫn, mẫu thiết kế xây dựng nhà ở đảm bảo chất lượng, phù hợp với truyền thống văn hóa từng dân tộc. Phân công các cơ quan, đơn vị phụ trách, giúp đỡ, hỗ trợ xây nhà ở theo địa chỉ. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tính nhân văn sâu sắc của chương trình. Triển khai khởi công xây dựng ngay số hộ đã được thẩm định và kinh phí được phân bổ, tự vận động. 

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang huy động cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và toàn dân ra quân hỗ trợ hàng trăm nghìn ngày công giúp các hộ làm nhà; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nhà ở, tổng kinh phí đã huy động được trên 400 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Toàn tỉnh triển khai xây dựng được 6.700 ngôi nhà cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo khó khăn về nhà ở.

Ông Lò Khái Dỉn, thôn Lùng Châu, xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên cho biết, bản thân ông là cựu chiến binh tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Đặc biệt, gia đình ông là hộ nghèo, thường xuyên ốm đau, cuộc sống khó khăn nên không có điều kiện để sửa sang lại nhà cửa.

“Ngôi nhà tôi ở đã xuống cấp trầm trọng nhưng không có tiền sửa nên năm 2020, gia đình tôi được hỗ trợ 60 triệu đồng từ Chương trình xây dựng nhà ở của tỉnh. Sau 3 tháng, tôi đã có ngôi nhà mới sạch đẹp, vững chắc. Giờ ở trong ngôi nhà mới, tôi vui không thể diễn tả”, ông cho hay.

Ông cũng chia sẻ thêm, nhờ có ngôi nhà đàng hoàng, gia đình ông đã tập trung phát triển chăn nuôi trâu, cải tạo vườn tược nên đến nay đã thoát nghèo. 

Ông Vàng Sò Giàng, ở huyện Quản Bạ là cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng tâm sự, năm 1990, gia đình ông làm được ngôi nhà để ở, tuy nhiên qua thời gian, ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Do cuộc sống khó khăn nên gia đình ông không có điều kiện làm nhà mới. Giờ đây, khi được hỗ trợ một ngôi nhà kiên cố, ông rất phấn khởi.

Được biết, đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều ở Hà Giang mới chiếm 37,09% số hộ toàn tỉnh, giảm 8.771 hộ, giảm tỷ lệ 4,99% so với năm 2021; vượt chỉ tiêu của tỉnh và Chính phủ giao. Một số huyện đạt tỷ lệ giảm nghèo cao như: Mèo Vạc giảm 8,03%, Vị Xuyên giảm 8%, Bắc Quang giảm 6,14%, Quang Bình 5,28%.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh cho hay, Chương trình xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo khó khăn về nhà ở là chương trình lớn và khó. Song bằng chủ trương đúng đăn, cách làm sáng tạo, thiết thực, công khai, minh bạch gắn với việc giao trách nhiệm cụ thể cho từng cấp, xác định những lực lượng nòng cốt giúp dân làm nhà, vì thế chương trình vượt xa mong đợi”.

Quang Ninh, ngọc Chính, Thu Hà

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.