Lão nông ở Phú Thọ biến đất cằn thành ‘mỏ vàng’ trên những quả đồi xanh

Những ngọn đồi ở làng Đá Hen, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) được phủ một màu xanh tươi rói của cây chè – loại cây đã và đang góp phần thay đổi diện mạo của vùng trung du một thời nghèo khó.

Video: 

Nhiều năm trước, ít ai nghĩ những ngọn đồi ở làng Đá Hen, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ sẽ được phủ một màu xanh tươi rói của cây chè – loại cây đã và đang góp phần thay đổi diện mạo của vùng trung du một thời nghèo khó.

Trước đây, người dân trong làng Đá Hen chỉ biết trồng bạch đàn trên các khu vườn đồi. Không những không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn mà đất đai quanh khu vực trồng bạch đàn thường bị xói mòn, thoái hóa, cằn cỗi, không thể trồng xen thêm loại cây trồng khác. Vì vậy, đời sống người dân làng Đá Hen đã nghèo lại càng thêm túng thiếu. 

Gia đình ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng làng nghề sản xuất và chế biến chè Đá Hen, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và chế biến chè Đá Hen từng là hộ nghèo điển hình ở làng. Ngoài trồng bạch đàn, ông và vợ nhận thêm việc sao chè, việc gia công cho các cơ sở sản xuất chè để kiếm thêm thu nhập, trang trải các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.

Sau một thời gian làm thuê, quan sát cách người ta lập nghiệp, ông Thanh nhận thấy cây chè có khả năng giúp ông và gia đình vượt khó, thậm chí có thể làm giàu. Ông quyết tâm phát triển cây chè ở Đá Hen theo hướng nông nghiệp sạch.

Song song với đó, ông chủ động tìm tòi thông tin qua báo chí, qua các phương tiện thông tin về các các mô hình làm ăn, các phương thức giúp người nghèo đổi đời, vươn lên khá giả.

Nhờ chủ động thu thập kiến thức, ý chí vượt khó vươn lên, dám nghĩ dám làm, ông Thanh và gia đình quyết tâm chuyển đổi phương thức cũ, chặt bỏ hết đồi bạch đàn vốn không mang lại hiệu quả kinh tế lại còn làm đất đai thêm cằn cỗi, thay thế vào đó các cây chè. 

Hồi đầu, nhiều người trong làng ngỡ ngàng, thậm chí có người còn nói ông “khùng” nên mới đi chặt bỏ cả một đồi bạch đàn đang trưởng thành như vậy. Ông Thanh tin vào quyết định của mình, bỏ ngoài tai những lời chê bai, ngăn cản, quyết tâm làm quen với cây chè. 

May mắn đã đến với người dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi. Sau 3 năm, quả đồi nhà ông Thanh phủ kín một màu xanh non, những búp chè múp míp đua nhau vươn lên mơn mởn. 

Từ những thành công của mình, ông Thanh không giữ làm của riêng, trái lại, ông chủ động chia sẻ kiến thức cho người dân trong làng, khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ những gia đình muốn chuyển đổi sang trồng cây chè. 

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng suôn sẻ, việc làm ăn có lúc bấp bênh, có lúc giá cao, giá thấp…. rồi còn chuyện nắng mưa, bão gió nên ông Thanh quyết tâm chọn cách làm ăn bài bản, làm ăn có chiều sâu.

Tiếp sức cho quyết tâm của gia đình ông Thanh và các hộ gia đình trồng chè, chính quyền xã Đồng Lương đã tạo điều kiện để thương hiệu làng chè Đá Hen ngày càng phát triển.

Xây dựng uy tín cho làng nghề, ông Thanh và bà con đang từng bước thay đổi cách làm ăn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi chỉ khi được người tiêu dùng công nhận, họ có ưng thì sản phẩm mới có chỗ đứng trên thương trường, khi đó người kinh doanh mới thành công được.

Để làm được điều đó, ông Thanh đã chủ động tham gia các lớp phổ biến kiến thức trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao… Qua tiếp cận thông tin, ông Thanh đã đầu tư đồng bộ hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ quy trình sản xuất và chế biến chè, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình này để tạo ra sản phẩm chè sạch.

Tranh thủ tìm hiểu thông tin trên mạng, trên các kênh thông tin hỗ trợ kinh doanh, ông tìm hiểu về nhu cầu của thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Không dừng ở đó, ông Thanh còn chủ động đi tham quan các vùng chè nổi tiếng trong và ngoài tỉnh vừa để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, vừa để giao lưu, mở rộng quan hệ làm ăn, cập nhật nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và quan trọng hơn cả là để giới thiệu về sản phẩm chè Đá Hen.

Quỳnh Nga - Xuân Quý

Điện thoại thông minh hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Nhờ điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử nghe nhìn và mạng internet, bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, học tập các mô hình kinh tế và bán hàng trực tuyến.

Làng Lô Lô Chải - Điểm sáng du lịch nơi địa đầu Tổ quốc

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

20.000 học sinh được tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân gia đình tại Chư Păh

Trên mảnh đất Chư Păh, năm 2021, trong 327 cặp kết hôn, thì có tới 76 cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Với quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, chính quyền huyện Chư Păh đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm đẩy lùi nạn tản hôn.

Kết nghĩa thôn, buôn - cách làm mới hiệu quả tại Krông Pắk

Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.

Bảo tồn âm thanh “giữ hồn” của dân tộc Giẻ Triêng

Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, nhà nước, đồng bào Gié Triêng ở Đắk Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum) đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nạn tảo hôn dần vắng bóng trên mảnh đất Kon Plong

Nhờ nhiều hoạt động tuyên truyền quyết liệt, trong những năm gần đây, tổng số trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện Kon Plong có xu hướng giảm dần theo từng năm, không có hôn nhân cận huyết thống.

Phát huy vai trò y tế thôn bản trong chăm sóc sức khoẻ cộng động

Là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là người nghèo tại vùng sâu, vùng xa.

Yên Bái: Nhiều người dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động

Huyện Văn Yên là địa phương có số người đi lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh Yên Bái. Nhờ nguồn vốn tiết kiệm từ người xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã xóa đói giảm nghèo.

Đổi thay tích cực ở thôn nghèo "ba không" vùng cao Lào Cai

Từ một thôn "ba không" với không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại di động… sắp tới thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

Hơn 600 hộ nghèo, cận nghèo Lào Cai được xây mới, sửa chữa nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lào Cai triển khai hỗ trợ nhà ở cho 7.555 hộ nghèo ở 4 huyện với tổng kinh phí khoảng 415 tỷ đồng.