Hà Tĩnh ưu tiên cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm

Tính đến tháng 4/2023, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn 104.818 khách hàng đang thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ đạt 6.011 tỷ đồng.

Ngoài các chương trình cho vay hộ nghèo, mới thoát nghèo, giải quyết việc làm..., chương trình cho vay thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Tĩnh đã giải ngân cho vay với dư nợ đạt 365 tỷ đồng trong đó, cho vay nhà ở xã hội là 120 tỷ đồng với 329 khách hàng vay; cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 190 tỷ đồng cho 5.300 khách hàng; cho vay HSSV mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến 53 tỷ đồng với 3.228 khách hàng vay và cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập là 2,6 tỷ với 32 khách hàng vay.

W-a1-ng-thi-hien-cao-son-huong-son-ht-6695-1.jpg
Có thêm vốn vay chương trình giải quyết việc làm, gia đình chị Nguyễn Thị Hiên ở xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn có điều kiện mở rộng trang trại nuôi dê, sau 2 năm có đàn dê hơn 100 con các loại.
W-a2-ng-thi-hien-son-le-huog-son-ht-6667-1.jpg
Chị Hiên đang chế biến thức ăn cho đàn dê của gia đình.
W-a5-ng-van-bang-son-le-huog-son-ht-6634-1.jpg
Thức ăn cho dê là các loại cỏ dễ kiếm ở địa phương.
W-a7-nghiem-thi-thanh-hoai-son-hog-huog-son-ht-6964-1.jpg
Gia đình chị Nghiêm Thị Thanh Hoài ở xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn vay vốn chương trình hộ nghèo đầu tư nuôi trâu, bò gia đình có việc làm là tiền đề để gia đình thoát nghèo. 
W-a8-son-le-huog-son-ht-6860-1.jpg
Làm thủ tục cho hộ nghèo vay vốn tại điểm giao dịch xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
W-a11-son-le-huog-son-ht-6895-1.jpg
Làm thủ tục cho hộ nghèo vay vốn tại điểm giao dịch xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
W-a13-dinh-thi-xuyen-vv-hssv-3-con-di-hoc-6939-1.jpg
Gia đình chị Đinh Thị Xuyên ở xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn được vay vốn cho 3 con đi học, 2 em đã có việc làm ổn định, gia đình chịu khó chăn nuôi, sản xuất nên cuộc sống bớt khó khăn.
W-a15-huong-son-ht-6927-2.jpg
Cán bộ NHCSXH huyện Hương Sơn phối hợp cùng tổ chức hội thường xuyên kiểm tra hộ vay nên chất lượng tín dụng luôn nâng cao.
W-a16-ng-thi-bau-son-trag-huog-son-ht-vv-gqvl-6818-1.jpg
Gia đình chị Nguyễn Thị Báu ở xã Sơn Trang, huyện Hương Sơn vay vốn chương trình hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm đầu tư nuôi hươu, gia cầm… cho hiệu quả kinh tế tốt.
W-a17-ng-thi-bau-son-trag-huog-son-ht-6778-1.jpg
Chị Báu cắt cỏ làm thức ăn cho đàn hươu.
W-a18-ng-thi-bau-son-dong-huog-son-ht-6835-1.jpg
Thu hoạch nhung hươu tại một hộ gia đình ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
W-a19-phan-thi-thao-huog-trach-h-khe-ht-7046-1.jpg
Gia đình chị Phan Thị Thảo ở xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh vay vốn cải tạo, mở rộng vườn bưởi đặc sản Phúc Trạch, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.
W-a20-phan-thi-thao-huong-trach-h-khe-ht-6998-1.jpg
Gia đình chị Phan Thị Thảo ở xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh vay vốn cải tạo, mở rộng vườn bưởi đặc sản Phúc Trạch, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.
W-a21-vo-thi-phuc-hoa-hai-h-khe-ht-7120-1.jpg
Có thêm vốn vay giải quyết việc làm, gia đình chị Võ Thị Phúc ở xã Hòa Hải, huyện Hương Khê có điều kiện nuôi trâu, dê cho thu nhập tốt.
W-a22-vo-thi-phuc-hoa-hai-h-khe-ht-7085-1.jpg
Có thêm vốn vay giải quyết việc làm, gia đình chị Võ Thị Phúc ở xã Hòa Hải, huyện Hương Khê có điều kiện nuôi trâu, dê cho thu nhập tốt.
W-a23-son-le-huog-son-ht-6910-1.jpg
Cán bộ NHCSXH Hà Tĩnh trao đổi với các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tại xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn. 

Bạch Hân, Võ Thu và nhóm PV

Hải Phòng chuyển đổi 3.000ha đất lúa kém hiệu quả sang thành vùng trồng cây trồng ăn quả

Nhằm nỗ lực phát triển kinh tế bền vững, Hải Phòng đã chuyển đổi gần 3.000ha đất lúa kém hiệu quả ở 1 số quận, huyện sang sản xuất thành vùng với các loại cây trồng khác phù hợp cho năng suất, giá trị kinh tế cao.

Hỗ trợ đồng bào Chăm xây dựng làng nghề gắn với du lịch

Nghề dệt truyền thống của người Chăm vẫn lưu truyền ở nhiều buôn, làng tại Bình Thuận. Những năm vừa qua, các cấp chính quyền đã hỗ trợ xây dựng làng nghề gắn với du lịch, người dân được vay vốn ưu đãi đã đầu tư máy móc phát triển nghề, tăng thu nhập

"Chìa khoá" giúp hàng ngàn hộ dân trên cao nguyên Mộc Châu thoát nghèo

Những năm gần đây, nguồn vốn tín dụng chính sách trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã và đang là “cú hích” hiệu quả đưa hàng ngàn hộ dân thoát nghèo.

Xuân Phổ: Giàu thông tin nhờ truyền thanh thông minh

Ngay sau khi đón nhận xã nông thôn mới nâng cao, xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp với đích đến là NTM kiểu mẫu. Khu dân cư thông minh trong đó bao gồm truyền thanh thông minh là một trong những tiêu chí cần có.

Cá tra xuất khẩu góp phần thúc đẩy giảm nghèo đa chiều ở Đồng Tháp

Cá tra hiện là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đồng Tháp với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm 34,8% và 40% của cả nước.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng

Những năm gần đây, Hải Phòng nỗ lực phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và tiến tới hội nhập quốc tế, từng bước nâng cao đời sống người dân.

Phú Thọ phát triển ngành chè thành ngành kinh tế chủ lực giảm nghèo bền vững

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, xây dựng ngành chè thành ngành hàng chủ lực theo hướng phát triển thành hàng hóa tập trung có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Hà Nam thúc đẩy khuyến nông phát triển kinh tế nông nghiệp thay đổi bộ mặt nông thôn

Từ năm 2021 đến nay, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Nam thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng, đào tạo kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho người dân thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nam Định tăng nuôi trồng, giảm khai thác thuỷ sản, phát triển NTM bền vững

Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo là chiến lược lâu dài của Chính phủ thông qua Nghị quyết số 48/NQ-CP, Nam Định bám sát thực hiện đúng hướng Nghị định nêu.

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thúc đẩy giảm nghèo bền vững

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững.