Cựu chiến binh Sóc Trăng giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững

Hội Cựu chiến binh xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng thường xuyên triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực để giúp các hội viên làm kinh tế, thoát nghèo.

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều hoạt động thiết thực, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống. Phấn đấu giảm nghèo bền vững, làm giàu hợp pháp. Tham gia tích cực, có hiệu quả vào các chương trình phát triển kinh tế của địa phương. 

Các mô hình sản xuất có hiệu quả được nhân rộng, như mô hình nuôi thỏ, dê, bò, lươn, gà, ếch… từng bước xóa trắng hộ hội viên nghèo, thu nhiều kết quả quan trọng để góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền địa phương thực hiện các mục tiêu giảm nghèo. 

Hội Cựu chiến binh tham quan mô hình nuôi lươn của gia đình ông Trần Hoài Thanh. 

Nhiều tấm gương cựu chiến binh vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo, trở nên khá giả ở địa phương. Tiêu biểu như ông Trần Hoài Thanh, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ấp Hoà Đại.

Sau khi được cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn, ông Thanh đầu tư xây 4 bể xi măng nuôi lươn không bùn. Để lươn sinh trưởng, phát triển tốt, ông Thanh thường xuyên thay nước sạch, để bao nilon và lưới thưa cho lươn trú ngụ. Giá cả, sức mua ổn định từ 140 ngàn đồng đến 170 ngàn đồng/1kg, nên sau mỗi đợt thu hoạch ông đều có lãi cao. 

So với trước đây thì giá con giống tương đối thấp, còn hiện tại giá lươn thương phẩm khá cao, khoảng 10 tháng là bán 3 - 4 con/1kg. Bên cạnh đó, thông qua mạng Internet, ông còn cố gắng học hỏi, tìm tòi kinh nghiệm để nuôi sao cho hiệu quả. Bên cạnh phát triển mô hình kinh tế nuôi lươn cho gia đình, ông Thanh còn hỗ trợ, tư vấn tận tình cho các hộ đến tham quan, tìm hiểu. 

Một trường hợp tiêu biểu khác của cựu chiến binh xã Ngọc Tố là mô hình nuôi thỏ sinh sản kết hợp thương phẩm của gia đình ông Trà Trí Quốc, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ngọc Tố.

Gia đình ông Quốc từng là hộ nghèo. Năm 2019, sau khi có cơ hội tham quan các trang trại, mô hình chăn nuôi, ông nhận thấy tiềm năng của việc nuôi thỏ thương phẩm nên đã mua 8 con thỏ về nuôi thử nghiệm.

Trải qua giai đoạn đầu khó khăn do chưa biết kỹ thuật nuôi, chăm sóc, đến nay ông đã có hàng trăm con thỏ. Khoảng 3 tháng, ông xuất bán thỏ một lần, bán lẻ giá 70.000 đồng/kg, còn thương lái đến mua thì 50-60.000 đồng/kg. Giá thức ăn tuy cao nhưng so với giá thỏ hiện tại nuôi vẫn có lời.

Trong thời gian tới, ông tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình này. Đầu ra của việc nuôi thỏ ổn định, kết hợp nuôi tôm, kinh tế của gia đình ông Quốc ổn định, trở thành hộ khá giả của xã.

Bên cạnh các mô hình cá nhân, Hội Cựu chiến binh xã Ngọc Tố sáng tạo, thành lập Tổ hợp tác “27/7 nuôi đa con”. Đây là mô hình mới ở địa phương với 15 thành viên. Các thành viên tham gia sẽ góp vật nuôi mình có, liên kết sản xuất, tăng lợi nhuận cho thành viên, hội viên và nông dân.

Quá trình tham gia, Tổ hợp tác đảm bảo có lợi nhuận cho các thành viên. Thời gian tới, Hội sẽ mở rộng, thành lập 1 – 2 mô hình nữa, qua đó hỗ trợ các hội viên làm kinh tế, thoát nghèo. 

Ngoài ra, hội còn tạo điều kiện để hội viên được tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, với 189 hội viên đang vay vốn. Thường xuyên phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức tập huấn cho hội viên về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 

Để hưởng ứng phong trào do hội cấp trên phát động, Hội Cựu chiến binh xã Ngọc Tố tiếp tục duy trì mô hình hội viên cựu chiến binh sản xuất quanh nhà cải thiện bữa ăn gia đình, với 236 hội viên tham gia, đạt tỷ lệ 97% trên tổng số hội viên.

Từ các nguồn vốn vay ưu đãi và sự giúp đỡ, hỗ trợ của tổ chức hội, nhiều cựu chiến binh đã vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, toàn hội có 154/241 hội viên đạt khá, giàu; số hội viên nghèo giảm dần qua từng năm (hiện còn 1 hộ nghèo, 7 hộ cận nghèo).

Cùng với việc giúp nhau phát triển kinh tế, hội thường xuyên triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực như: hùn vốn tiết kiệm giúp cho hội viên khó khăn vay không tính lãi; xây nhà cho hội viên bức xúc về nhà ở; thăm hỏi hội viên khi ốm đau…

Phát huy những kết quả đạt được, Hội Cựu chiến binh xã Ngọc Tố tiếp tục tạo điều kiện cho các hộ còn khó khăn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Từ đó, giúp hội viên vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Lê Na và nhóm PV

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.