Nâng cao nhận thức gắn với hỗ trợ sinh kế giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo

Những năm qua, Hội Phụ nữ xã Trung Hòa, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn luôn nỗ lực xây dựng nhiều giải pháp để hỗ trợ hội viên nâng cao nhận thức giúp kinh tế gia đình phát triển ổn định.

Trung Hòa là một xã vùng cao nằm ở phía Nam của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm huyện 25km. Xã có diện tích tự nhiên hơn 3.840ha, dân số trên 1.500 người, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.

Những năm qua, để giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã đề ra nhiều biện pháp như tín chấp cho hội viên vay vốn, quản lý tốt nguồn vốn vay trên địa bàn, phối hợp với các ngành chức năng tập huấn nâng cao năng lực, kỹ thuật cho phụ nữ, giúp họ có nền tảng kiến thức vững vàng để áp dụng hiệu quả vào công tác xóa nghèo.

Nhờ được vay vốn, kinh tế hộ gia đình của nhiều phụ nữ được nâng lên rõ rệt. Đồng thời, chị em từng bước học tập hoàn thiện bản thân, biết đầu tư có chọn lọc, giúp kinh tế gia đình phát triển ổn định.

Tiêu biểu là bà Nguyễn Thị Biển ở thôn Nà Chúa. Từ một hộ nghèo của địa phương, bà Biển được Hội Phụ nữ xã hỗ trợ cho vay 10 triệu đồng. Với số vốn nhỏ, bà mua bò giống về nuôi sinh sản. Trải qua quá trình chăn nuôi, đàn bò của gia đình đã phát triển thành 6 con. Số tiền bán bò, bà trả nợ rồi tiếp tục đầu tư, mở rộng chuồng trại để chăn nuôi gà, vịt và lợn. 

Bà Nguyễn Thị Biển, hội viên phụ nữ thôn Nà Chúa. 

Riêng đàn vịt, bà Biển nuôi gối đàn, khoảng 90 ngày bà lại nuôi tiếp một lứa. Mỗi lứa khoảng 3 tháng là xuất chuồng. Công việc thuận lợi, bà đào ao, thả cá và nuôi gà, tạo thành mô hình vườn ao chuồng khép kín. Bãi đất trước nhà bà trồng na, cây ăn quả có múi…

Đến nay, mô hình của gia đình bà đã cho thu nhập ổn định. Trung bình mỗi năm doanh thu khoảng vài trăm triệu đồng. Nhờ đó, bà có điều kiện cho con cái ăn học, mua sắm trang thiết bị… Gia đình bà đã thoát nghèo, trở thành hộ khá giả ở địa phương. Bà Biển hiện là Tổ trưởng Tổ hợp tác thôn Nà Chúa.

Bên cạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, bà thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các gia đình trong thôn làm ăn. Mỗi lần lấy giống, phân bón, thức ăn, bà huy động mọi người cùng lấy để tiện công vận chuyển và giá thành cũng giảm hơn so với lấy lẻ. 

Chị Thạch Thị Ve, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết: “Bà Biển là trường hợp tiêu biểu ở địa phương từ hộ nghèo, nhờ sự hỗ trợ, tuyên truyền mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước mà tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo”. 

Theo chị Ve, hiện có rất nhiều hộ học tập theo mô hình này, cùng hỗ trợ nhau làm kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau làm giàu. Như nuôi vịt, các thành viên Tổ hợp tác ban đầu nuôi thử nghiệm, thu nhập khoảng 20 triệu, khi thấy có kinh nghiệm, có vốn, có đầu ra ổn định thì mọi người bắt đầu tăng đàn lên. Cả Tổ hợp tác thôn Nà Chúa hiện có 2.000 con vịt. 

Chị em trong thôn Nà Chúa được Ngân hàng Chính sách xã hội ưu đãi rất nhiều khoản. Đa phần hội viên đầu tư phát triển kinh tế theo hướng đa ngành nghề như đầu tư chăn nuôi, làm chuồng trại, trồng rừng, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao… Hầu hết các hộ đều sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, nhiều hộ đã thoát nghèo. 

Ngoài bà Nguyễn Thị Biển, trong thôn Nà Chúa có chị Đồng Thị Yến, hội viên Chi hội Nà Chúa là điển hình về làm kinh tế giỏi. Năm 2019, chị là hộ cận nghèo trong thôn, chị mạnh dạn vay 40 triệu từ Hội Liên hiệp Phụ nữ để chăn nuôi bò sinh sản. Đến năm 2022, tổng đàn bò có 08 con. Năm 2020, chị mạnh dạn trồng thêm 400 cây quýt đã được thu hoạch và trồng cây thuốc lá, mỗi năm cho thu hoạch trên 80 triệu đồng.

Một trường hợp nữa là chị Lý Thị Hồng, hội viên Chi hội Nà Chúa. Năm 2020 chị mở đại lý bún phở và mở thêm trang trại nuôi ốc nhồi bán cho thương lái, mỗi năm cho thu hoạch trên 200 triệu đồng tiền lãi.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo chị Ve, cái thiếu và cái yếu của hội viên là thiếu kinh nghiệm sản xuất… Khắc phục được những bất cập trên thì công tác xóa đói, giảm nghèo nâng cao năng lực của người phụ nữ mới thực sự hiệu quả. 

Chính vì vậy, tại các chi hội, việc tuyên tuyền thay đổi nếp nghĩ, hành vi của hội viên được thực hiện đồng bộ, cụ thể, dễ hiểu và thường xuyên. Song song với tuyên truyền qua các buổi họp thôn, họp phụ nữ hàng tháng, họp chi bộ, chị Ve cùng cán bộ Hội Phụ nữ xã thường xuyên đến các gia đình hội viên tư vấn, tuyên truyền. Hoặc qua các nhóm Zalo của chị em phụ nữ, Hội thường xuyên chia sẻ các link về kỹ thuật chăn nuôi, khởi nghiệp, làm giàu cũng như các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước hỗ trợ phụ nữ... để mọi người cùng tham khảo, học hỏi. 

Cùng với phát triển kinh tế, Hội Phụ nữ xã Trung Hòa đã góp phần tích cực giúp hội viên thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng mô hình gia đình văn hóa và khu dân cư tiên tiến, nâng cao nhận thức pháp luật...

Hội cũng triển khai mạnh phong trào thi đua "Phụ nữ Bắc Kạn đoàn kết, năng động, sáng tạo, khát vọng vươn lên” và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam” tới cán bộ, hội viên, phụ nữ gắn với tổ chức các hoạt động thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của Hội. 

Quỳnh Nga

Điện thoại thông minh hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Nhờ điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử nghe nhìn và mạng internet, bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, học tập các mô hình kinh tế và bán hàng trực tuyến.

Làng Lô Lô Chải - Điểm sáng du lịch nơi địa đầu Tổ quốc

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

20.000 học sinh được tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân gia đình tại Chư Păh

Trên mảnh đất Chư Păh, năm 2021, trong 327 cặp kết hôn, thì có tới 76 cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Với quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, chính quyền huyện Chư Păh đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm đẩy lùi nạn tản hôn.

Kết nghĩa thôn, buôn - cách làm mới hiệu quả tại Krông Pắk

Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.

Bảo tồn âm thanh “giữ hồn” của dân tộc Giẻ Triêng

Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, nhà nước, đồng bào Gié Triêng ở Đắk Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum) đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nạn tảo hôn dần vắng bóng trên mảnh đất Kon Plong

Nhờ nhiều hoạt động tuyên truyền quyết liệt, trong những năm gần đây, tổng số trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện Kon Plong có xu hướng giảm dần theo từng năm, không có hôn nhân cận huyết thống.

Phát huy vai trò y tế thôn bản trong chăm sóc sức khoẻ cộng động

Là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là người nghèo tại vùng sâu, vùng xa.

Yên Bái: Nhiều người dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động

Huyện Văn Yên là địa phương có số người đi lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh Yên Bái. Nhờ nguồn vốn tiết kiệm từ người xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã xóa đói giảm nghèo.

Đổi thay tích cực ở thôn nghèo "ba không" vùng cao Lào Cai

Từ một thôn "ba không" với không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại di động… sắp tới thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

Hơn 600 hộ nghèo, cận nghèo Lào Cai được xây mới, sửa chữa nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lào Cai triển khai hỗ trợ nhà ở cho 7.555 hộ nghèo ở 4 huyện với tổng kinh phí khoảng 415 tỷ đồng.