Bảo tồn nghề rèn trăm tuổi giúp người dân giảm nghèo, thu nhập ổn định

Phúc Sen là xã nằm về phía Đông của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện Quảng Hòa khoảng 3km. Trên địa bàn xã có tuyến Quốc lộ 3 chạy qua, nối từ thành phố Cao Bằng đi Cửa khẩu Tà Lùng, thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế-xã hội.

Xã có 11 xóm, với hơn 1000 hộ dân, gồm 2 dân tộc chính là Nùng, Tày cùng sinh sống. Dân tộc Nùng ở Phúc Sen vẫn lưu giữ được các nét văn hóa truyền thống đặc trưng như trang phục, các làn điệu dân ca,… và đặc biệt là nghề thủ công truyền thống, tiêu biểu là nghề rèn. Nhờ đó, xã Phúc Sen đã phát triển vượt bậc, từ một xã điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn trở thành một xã khá giả so với các xã trong huyện.

Được biết, nghề rèn của người Nùng An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL ngày 29/01/2019.

Hiện nay, trong xã có 4/11 xóm vẫn duy trì nghề rèn với 140 lò rèn, gần 250 lao động thường xuyên tham gia sản xuất. Thu nhập từ làm rèn chiếm 70% tổng thu nhập của hộ gia đình. Từ làm rèn các hộ dân có thêm nguồn thu nhập ổn định, kinh tế phát triển, nhiều hộ có thu nhập hàng năm trên 90 triệu đồng, tiêu biểu có hộ thu nhập tới hàng trăm triệu đồng. Nhờ bảo tồn nghề rèn truyền thống, hiện tại 04 xóm chỉ còn 45 hộ nghèo, chiếm 13,93%. 

Ngọc Trang, Xuân Long, Văn Hùng và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

NTM Hải Dương: Ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Tại tỉnh Hải Dương, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp đã cho những sản phẩm có giá trị cao.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.