Ánh điện thắp sáng bản làng vùng sâu, vùng xa Hà Giang

Các thôn, bản vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang có điện lưới quốc gia đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế xã hội, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Thôn Tả Lử Thận, xã Pà Vầy Sủ là thôn đặc biệt khó khăn của huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang với 100% đồng bào dân tộc H'Mông sinh sống. 

Trước đây, cuộc sống của bà con rất khó khăn, nguồn thắp sáng chủ yếu là đèn dầu. Cuối năm 2022, công trình đưa điện về thôn Tả Lử Thận do Công ty Điện lực Hà Giang làm chủ đầu tư hoàn thành. 

Có điện, bản làng bừng sáng với những âm thanh sôi động từ tivi, đầu đĩa… Người dân được nghe những tin tức, thông báo kịp thời của chính quyền địa phương qua hệ thống loa phát thanh; được tiếp cận với khoa học công nghệ mới qua đài, tivi. Trẻ em được vui chơi, ca hát, học bài dưới ánh điện, quên đi những ngày dài cặm cụi tìm "con chữ" dưới ngọn đèn dầu leo lét.

Cũng nhờ có điện mà đời sống đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa như ở Tả Lử Thận được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân sẽ được nâng lên.

Các hộ dân mua sắm tivi theo dõi tin tức từ khi có điện lưới.

Anh Lý A Thào, một hộ dân ở thôn Tả Lử Thận cho hay, khi được sử dụng điện lưới, cuộc sống của gia đình anh thay đổi. Gia đình đã mua nhiều thiết bị phục vụ sinh hoạt như nồi cơm, bếp điện, quạt điện. Vui nhất là gia đình anh đã mua tivi về xem nhiều chương trình truyền hình hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi và có thể vận dụng vào phát triển kinh tế gia đình, từ đó đời sống đã khấm khá hơn so với trước.

Ma Lỳ Sán là thôn vùng cao của xã Trung Thịnh, huyện Xín Mần, nơi có gần 100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Với khát vọng có điện để thắp sáng cho các bản làng trên địa bàn, trước năm 2022, người dân trong thôn đã bàn bạc, thống nhất tự góp tiền mua dây, dựng cột để kéo điện từ các thôn lân cận về sử dụng. 

Thế nhưng, do địa hình khó khăn, đường dây đấu nối quá xa nên nguồn điện yếu, các hộ dân trong thôn mới chỉ sử dụng điện để thắp sáng, còn các thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu cuộc sống thì chưa được sử dụng.

Nắm bắt được khó khăn đó, đầu năm 2022, ngành điện lực Hà Giang đã quyết định đầu tư công trình cấp điện cho thôn Ma Lỳ Sán. 

Nghe tin sắp có điện lưới quốc gia về, người dân trong thôn phấn khởi, đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện về mặt bằng để đơn vị thi công hoàn thành công trình đúng tiến độ. Tháng 8/2022, công trình đã hoàn thành, điện được thắp sáng trong niềm vui của dân bản.

Một trong những khó khăn nhất của ngành điện ở các tỉnh vùng cao khi đưa điện lưới đến các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số là địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao, nhiều đèo dốc gây khó khăn trong vận chuyển vật tư và vốn đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, đồng bào sống rải rác không tập trung nên phải kéo dài đường dây quá xa dẫn đến tình trạng điện áp không bảo đảm.

Theo đó, để hoàn thành việc kéo điện về các thôn vùng cao, chính quyền địa phương và Công ty Điện lực Hà Giang đã lồng ghép nhiều nguồn vốn để thực hiện các dự án kéo điện về nông thôn. 

Tính đến nay, các huyện biên giới ở Hà Giang đang triển khai hàng chục dự án đầu tư đưa điện về thôn biên giới. Thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có hơn 120 thôn biên giới, chỉ còn 6 thôn chưa có điện. Hiện các thôn cũng đã nằm trong kế hoạch đầu tư trong thời gian tới, bảo đảm đến năm 2025 hoàn thành mục tiêu 100% thôn biên giới có điện lưới quốc gia.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ 17, nhiệm kỳ 2021 - 2025 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tất cả các thôn biên giới đạt tiêu chí nông thôn mới về điện.

Đến nay, tất cả các xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia về trung tâm; 1.867 thôn bản (hơn 90% số thôn bản toàn tỉnh) có điện; hơn 182 nghìn hộ (93% tổng số hộ toàn tỉnh) được sử dụng điện lưới quốc gia, tăng gần 11 nghìn hộ so với năm 2020. 

Hiện đã có 157 công trình lưới điện được đầu tư, trong đó có 31 công trình do Điện lực Hà Giang làm chủ đầu tư. Nhiều công trình đã hoàn thành, đóng điện trong niềm vui mừng, phấn khởi của dân bản.

Thanh Minh

Điện thoại thông minh hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Nhờ điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử nghe nhìn và mạng internet, bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, học tập các mô hình kinh tế và bán hàng trực tuyến.

Làng Lô Lô Chải - Điểm sáng du lịch nơi địa đầu Tổ quốc

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

20.000 học sinh được tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân gia đình tại Chư Păh

Trên mảnh đất Chư Păh, năm 2021, trong 327 cặp kết hôn, thì có tới 76 cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Với quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, chính quyền huyện Chư Păh đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm đẩy lùi nạn tản hôn.

Kết nghĩa thôn, buôn - cách làm mới hiệu quả tại Krông Pắk

Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.

Bảo tồn âm thanh “giữ hồn” của dân tộc Giẻ Triêng

Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, nhà nước, đồng bào Gié Triêng ở Đắk Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum) đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nạn tảo hôn dần vắng bóng trên mảnh đất Kon Plong

Nhờ nhiều hoạt động tuyên truyền quyết liệt, trong những năm gần đây, tổng số trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện Kon Plong có xu hướng giảm dần theo từng năm, không có hôn nhân cận huyết thống.

Phát huy vai trò y tế thôn bản trong chăm sóc sức khoẻ cộng động

Là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là người nghèo tại vùng sâu, vùng xa.

Yên Bái: Nhiều người dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động

Huyện Văn Yên là địa phương có số người đi lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh Yên Bái. Nhờ nguồn vốn tiết kiệm từ người xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã xóa đói giảm nghèo.

Đổi thay tích cực ở thôn nghèo "ba không" vùng cao Lào Cai

Từ một thôn "ba không" với không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại di động… sắp tới thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

Hơn 600 hộ nghèo, cận nghèo Lào Cai được xây mới, sửa chữa nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lào Cai triển khai hỗ trợ nhà ở cho 7.555 hộ nghèo ở 4 huyện với tổng kinh phí khoảng 415 tỷ đồng.