Xã “ trầm hương”: người dân thu nhập hàng tỷ đồng nhờ cây gió Trầm

Cây Gió trầm là loại cây thân gỗ, xuất hiện từ lâu và đã phát triển địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê. Trong nhiều năm qua, người dân đã nhân giống và phát triển trong các vườn hộ. Tại Phúc Trạch, 100% hộ gia đình trồng cây Gió Trầm.

Cây Gió TRầm xuất hiện trên khắp những khu vườn, dọc đường đi hay triền núi. Tổng diện tích toàn xã trên 350 ha. Diện tích cho thu hoạch 165 ha, trong đó trồng mới 10 ha, giá trị sản xuất đạt 82,5 tỷ đồng.

Cùng với sự xuất hiện cây Gió Trầm trên địa bàn xã Phúc Trạch thì nghề khai thác, sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cây Gió Trầm cũng được hình thành; trải qua rất nhiều thế hệ người dân xã Phúc Trạch vẫn gắn bó, duy trì nghề này; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chế tác từ cấy Gió Trầm vừa mang tính mỹ thuật vừa mang tính tâm linh là sản phẩm đặc trưng của xã. Nghề trồng, chăm sóc, chế tác các sản phẩm từ cây Gió Trầm đã là truyền thống mang lại thu nhập cao cho người dân nơi đây… Trầm gió sau khi được công nhân đẽo, gọt từ cây gió trầm được các cơ sở bán với giá từ 5-15 triệu đồng/kg, tùy vào chất lượng của trầm

Sản phẩm chính của Gió trầm bao gồm các loại: Hương trầm, trầm cảnh, trầm miếng, vòng trầm các loại. Ngoài ra quả của cây Trầm hương có thể đem gieo bán cây giống có giá trị kinh tế cao, khoảng 500 trđ/ha/năm. Mỗi hộ dân tùy vào quy mô, thu nhập trung bình từ 300 triệu tới hơn 1 tỷ đồng/năm. Hiện nay, trên địa bàn xã có nhiều tổ hợp tác, tổ hợp tác trồng, khai thác và chế biến cây gió trầm. Ước tính tổng doanh thu trong xã khoảng 50 tỷ đồng/năm.

Ngọc Trang, Xuân Long, Văn Hùng và nhóm PV

Phát huy vai trò hợp tác xã trong giảm nghèo đa chiều

Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được xem là mô hình thành công, giải pháp quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo ở khu vực dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Xã Kim Liên và hành trình cán đích nông thôn mới kiểu mẫu

Sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM vào tháng 8 năm 2014, tháng 01 năm 2015, xã Kim Liên được chọn là 1 trong 3 xã của tỉnh thực hiện xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

Ứng dụng công nghệ, tạo hàng nghìn việc làm cho người dân ở Nghệ An

Thành lập năm 2020, nhà máy may An Hưng (Công ty CP Tập đoàn An Hưng) với quy mô 6000 lao động, vốn đầu tư gần 6000 tỷ đồng đến nay tạo việc làm thường xuyên cho 1500 người dân huyện Yên Thành, Đô Lương,Diễn Châu (Nghệ An).

Nam Đàn: Ổn định kinh tế nhờ đặc sản quê tiêu chuẩn OCOP 4 sao

"Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn" là câu nói từ xa xưa để khẳng định món ăn đặc sản Nghệ An. Tương Sa Nam Hương Dương OCOP 4 sao đã góp phần ổn định cuôc sống của người dân địa phương.

Sản xuất, chế biến sản phẩm ocop tạo việc làm cho hàng chục hộ dân ở Kim Liên

Là một trong những đơn vị đầu tiên có sản phẩm đạt ocop ở tỉnh Nghệ An, HTX Sen quê Bác đến nay không chỉ tạo việc làm cho hàng chục hộ dân ở Kim Liên mà còn sở hữu 11 sản phẩm ocop, lợi nhuận trên dưới 16 tỷ đồng mỗi năm.

Nghệ An: Áp dụng công nghệ cao trồng dưa lưới hiệu quả cao

Sau 3 năm học và làm việc tại Nhật Bản, chị Nguyễn Thị Thảo cùng chồng xây dựng khu Nhà vườn Hưng Long 1, xã Nghi Hưng (Nghi Lộc - Nghệ An) trồng cây quả sạch áp dụng công nghệ mới, hiện đại thu về mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Sóc Trăng đẩy mạnh truyền thông và giảm nghèo về thông tin

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án trong vùng, nhất là dự án giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã đồng bào dân tộc.

Truyền thanh thông minh: Giải pháp giảm nghèo thông tin hiệu quả

Những năm qua, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã phát huy tốt vai trò, chuyển tải kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh đến nhân dân.

Nghề mây tre đan thủ công mang lại nguồn thu nhập cao cho đồng bào Thái

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế từ nghề truyền thống, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An đã không ngừng đẩy mạnh công tác bảo tồn, duy trì và phát huy hiệu quả các ngành nghề truyền thống.

Bộ TT&TT hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương

Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống.