Cao Bằng: Trồng nấm sạch mang lại thu nhập cao

Có thể coi mô hình trồng nấm hữu cơ, trồng nấm trái vụ công nghệ cao ở thành phố Cao Bằng là điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Nấm hương là loại nấm cho giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, được thị trường ưa chuộng, đem lại hiệu quả kinh tế tốt cho bà con. Tuy nhiên, đây lại là loại nấm khó trồng, dễ bị bệnh, nên mọi quy trình trồng và chăm sóc phải đảm bảo đúng kỹ thuật, trại nấm phải luôn thoáng mát, ánh sáng phân bố phù hợp, không để ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng vào trại để nấm phát triển bình thường.

Hợp tác xã nông nghiệp Yên Công, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng là đơn vị tiêu biểu trong trồng nấm hương hữu cơ tại thành phố. 

Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, xử lý phôi, trồng, chăm sóc, tưới nước đến thu hoạch và sơ chế, đóng gói tiêu thụ, tất cả quy trình trồng nấm hương đều được Hợp tác xã nông nghiệp Yên Công, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng thực hiện theo cách tuân thủ nghiêm ngặt, đúng tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo sạch, an toàn từ khâu đầu vào và đặc biệt tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng. Đối với giá thể là mùn cưa phải là loại không có tinh dầu, mốc và độc tố, sau đó xử lý bằng phương pháp đốt khử khuẩn, không khí làm ẩm, ủ đống… rồi đem trộn thêm 3% bột nhẹ, 5 - 7% cám gạo rồi đóng vào 3 lớp túi nilon chịu nhiệt, cho vào lò hấp 100o C để thanh trùng các bịch nấm. Sau khi cấy phôi, bịch giống nấm hương được ươm trong khoảng 60 đến 80 ngày sẽ được đưa lên giàn, rạch bầu cho ra nấm. 

Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình trồng nấm hương của Hợp tác xã nông nghiệp Yên Công bước đầu đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Nhờ sản xuất sạch, nấm hương của hợp tác xã luôn có hương vị thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng, hiện không đủ cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Năm 2020, vụ đầu tiên đã cho thu hoạch hơn 8 tấn nấm, thu về hàng tỷ đồng cho hợp tác xã, thu nhập của các hộ thành viên đạt từ 80 - trên 100 triệu đồng/hộ/năm. Ngoài ra, hợp tác xã giải quyết việc làm cho gần 20 lao động địa phương với thu nhập ổn định khoảng 5 triệu đồng một tháng.

Không dừng lại ở đó, năm 2021, hợp tác xã đã đầu tư thêm 2 tỷ đồng và tiếp cận một số nguồn vốn khác từ Liên minh Hợp tác xã để mở rộng diện tích trại nấm lên 4.000 m2, cấy hơn 10 vạn phôi nấm, dự kiến sẽ cho thu hoạch từ 35 - 40 tấn nấm hương. Đặc biệt, hợp tác xã luôn tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối tác tiêu thụ sản phẩm không chỉ ở trong nước mà mở rộng ra cả nước ngoài, đồng thời nâng cao chất lượng, mẫu mã, thu hút kỹ sư chuyên sâu nông nghiệp hữu cơ vào làm việc tại hợp tác xã để có thể phát triển và hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Phỏng vấn chủ cơ sở

Mô hình trồng nấm trái vụ của cơ sở sản xuất Trúc Mai, xóm Hồng Quang 2, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng tạo ra điểm sáng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Sau nhiều năm nuôi cấy thành công nấm hương và nấm sò đem lại hiệu quả kinh tế, cơ sở đầu tư nhà xưởng, phòng lạnh, điều tiết nhiệt độ phù hợp với điều kiện nuôi cấy nấm hương trong mùa hè. 

Hiện cơ sở có 2 phòng lạnh, mỗi phòng diện tích 100m2, có điều hòa 24/24, hệ thống quạt gió để đảm bảo nhiệt độ ở mức 15-22 độ C. Cơ sở đang tiếp tục triển khai xây dựng thêm 2 phòng lạnh. 

Anh Đỗ Văn Viên, chủ cơ sở sản xuất Trúc Mai chia sẻ: Cơ sở đầu tư hơn 4 tỷ đồng xây nhà xưởng 6000m2, mua sắm các thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất như máy nghiền mùn cưa, trộn nguyên liệu, đóng bịch, điều chỉnh nhiệt độ, hấp khử mùi, máy sấy, các khung giàn đựng nấm. Trong đó, chi phí đầu tư nhà lạnh là 450 triệu đồng/phòng. Tại đây còn có kho lạnh bảo quản nấm tươi ở nhiệt độ 1-3 độ C. Kho có thể chứa tối đa 2 tấn nấm tươi.

Đặc biệt đã nghiên cứu thành công việc để giống, nhân giống, từ đó chủ động trong sản xuất, kiểm soát tốt sản phẩm đầu vào, giảm chi phí sản xuất. Cơ sở cung cấp giống nấm cho các cơ sở sản xuất và nhu cầu của người dân tại địa phương. Nấm trái vụ hiện không đủ cung cấp cho thị trường, giá bán đạt cao hơn 20 nghìn đồng/kg so với chính vụ. Năm nay, sản lượng nấm trái vụ đạt hơn 20 tấn. 

Hiện tại, anh Viên đang hoàn thiện hồ cơ để đăng kí bảo hộ thương hiệu, truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nấm hương, để sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm OCOP.

Bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì ở Điện Biên

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì tập trung ở 4 xã của huyện Mường Nhé- nơi tiếp giáp với hai quốc gia  Lào và Trung Quốc.

Nghề mây tre đan giúp người Thái ở Điện Biên thoát nghèo

Nghề mây tre đan ở bản Nà Tấu 1, xã Nà Tấu (TP. Điện Biên Phủ) là một trong bốn làng nghề của tỉnh Điện Biên vừa được công nhận đủ tiêu chuẩn làng nghề truyền thống của Chính phủ.

Đảm bảo mục tiêu 100% xã đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo được truy nhập Internet

Theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, sẽ hỗ trợ thiết bị đầu cuối phục vụ học tập, thông tin liên lạc cho 800.000 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác.

Người phụ nữ 30 năm gắn bó với cây chè và người Mông Suối Giàng

Trong những năm qua, Hợp tác xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được bà con tin yêu gọi là “Hợp tác xã đồng bào” bởi 20 thành viên của HTX chủ yếu là đồng bào dân Mông, Dao.

Bà con dân tộc Tày, Nùng ở Trùng Khánh thoát nghèo nhờ làm homestay

Với lợi thế cảnh quan gồm hang động, thác nước và núi non hùng vĩ, nguyên sơ như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Mắt Thần Núi… huyện Trùng Khánh (Cao Bằng)

Xã “ trầm hương”: người dân thu nhập hàng tỷ đồng nhờ cây gió Trầm

Cây Gió trầm là loại cây thân gỗ, xuất hiện từ lâu và đã phát triển địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê. Trong nhiều năm qua, người dân đã nhân giống và phát triển trong các vườn hộ. Tại Phúc Trạch, 100% hộ gia đình trồng cây Gió Trầm.

Kon Tum ưu tiên chuyển đổi số để tăng tốc phát triển KT-XH

Theo dự báo, trong 10 năm tới, thế giới tiếp tục chứng kiến những chuyển đổi lớn. Đó là xu hướng chuyển đổi số với sự chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới số. Toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội sẽ chuyển sang môi trường số.

Tổ chức carnaval: Tôn vinh các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS

Tỉnh Lai Châu đầu tư tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu, trong đó đặc biệt là Carnaval để tập trung quảng bá hình ảnh về đất và người Lai Châu

Bưởi Phúc Trạch “ chuyển đổi số” giúp người dân Hương Trạch thoát nghèo

Hương Trạch là xã miền núi của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, nằm cách trung tâm huyện khoảng 20km, với tổng diện tích tự nhiên 11.230,06 ha, dân số gần 2000 hộ.

Nghề mây tre đan thủ công mang lại nguồn thu nhập cao cho đồng bào Thái tại Yên Khê

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế từ nghề truyền thống, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An đã không ngừng đẩy mạnh công tác bảo tồn, duy trì và phát huy hiệu quả các ngành nghề truyền thống.