Thái Nguyên: Thúc đẩy giải pháp hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nước sạch

Với sự lồng ghép các chương trình, dự án, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu thời gian tới, đồng bào dân tộc thiểu nói riêng và người dân vùng nông thôn nói chung sẽ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, bảo đảm sức khỏe.

Ngày 28/3, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo với chủ đề "Giải pháp hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với nước sạch và vệ sinh ở khu vực nông thôn".

Vấn đề nước sạch là một trong các chiều thiếu hụt của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được các cấp, các ngành tỉnh Thái Nguyên nỗ lực thực hiện.

Nước sạch là một trong các chiều thiếu hụt của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 

Thái Nguyên hiện có 50,25% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt chuẩn quy chuẩn của Bộ Y tế, 86% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện tốt nội dung 3 sạch “sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”. Đây còn là nội dung được đưa vào triển khai trong Bộ tiêu chí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và đô thị văn minh giai đoạn 2021 - 2025.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đánh giá, làm rõ sự cần thiết của việc đầu tư nước sạch và vệ sinh môi trường với phụ nữ và trẻ em; cũng như tầm quan trọng của nước, vệ sinh đối với sự phát triển kinh tế, sức khỏe cộng đồng và an sinh xã hội của Việt Nam.

Các đại biểu cũng thảo luận những giải pháp để nâng cao nhận thức của hội viên và nhân dân về nước sạch, vệ sinh môi trường. Đồng thời, nâng cao vai trò các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận được nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh…

Với sự lồng ghép các chương trình, dự án, đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu thời gian tới, đồng bào dân tộc thiểu sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh nói riêng và người dân vùng nông thôn nói chung sẽ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, bảo đảm sức khỏe.

Quỳnh Nga

Lùng Thàng: Thu nhập của nông dân tăng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp, Lùng Thàng từ một xã đặc biệt khó khăn đã có những chuyển biến tích cực.

Quang Bình: Đổi đời nhờ biết tận dụng mặt nước lòng hồ thủy điện

Khai thác lợi thế từ hồ Thủy điện sông Chừng (Quang Bình, Hà Giang), mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ từng bước cho hiệu quả kinh tế và tạo thu nhập giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Người Bí thư tiên phong mở lối thoát nghèo cho dân Phiêng Dượng

Ông Bàn Cao Sơn, Bí thư Chi bộ thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã “thổi luồng gió mới" giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Phú Thọ: Những “bóng hồng” trên mặt trận kinh tế, giảm nghèo bền vững

Những người phụ nữ với ý chí vươn lên đã phát triển kinh tế thành công, đóng góp không nhỏ vào công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Phú Thọ.

Lão nông ở Phú Thọ biến đất cằn thành ‘mỏ vàng’ trên những quả đồi xanh

Những ngọn đồi ở làng Đá Hen, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) được phủ một màu xanh tươi rói của cây chè – loại cây đã và đang góp phần thay đổi diện mạo của vùng trung du một thời nghèo khó.

Nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, thoát nghèo ở Yên Lập (Phú Thọ)

Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Yên Lập (Phú Thọ) sẽ thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tác động theo nhóm đối tượng.

Phú Thọ: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc dân tộc

Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa bản địa phát triển tại Xuân Sơn đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Đồng bào Mường ở Phú Thọ thoát nghèo nhờ trồng chè sạch

Nhờ ứng dụng công nghệ trồng chè sạch, nhiều hộ gia đình người dân tộc Mường ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã thoát nghèo.

Bắc Kạn: Mô hình du lịch nhà vườn ứng dụng công nghệ số để thoát nghèo của vợ chồng 9x

Bỏ phố về núi, cặp vợ chồng trẻ ở Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng với mong muốn giúp bà con thoát nghèo, phát triển kinh tế.

Người phụ nữ Dao tìm hướng phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo

Quyết tâm khởi nghiệp với nghề may trang phục dân tộc, chị Lò Lở Mẩy, người dân tộc Dao ở thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã giúp bản thân và nhiều phụ nữ khác có thu nhập ổn định.