Sóc Trăng: Nhiều hoạt động nâng cao chất lượng sống cho người nghèo

Tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều hoạt động giúp người nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Giúp người nghèo an cư

Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là nội dung trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đang được tỉnh Sóc Trăng đẩy mạnh. 

Năm năm trở lại đây, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ xây dựng trên 5.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ chính sách. Năm 2023, Bộ Công an có chủ trương xây dựng 1.200 căn nhà tặng hộ nghèo ở Sóc Trăng để bà con yên tâm an cư lạc nghiệp.

Đại tá Huỳnh Hoài Hận, Phó Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an, Công an tỉnh đã báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Đề án Hỗ trợ xây mới 1.200 căn nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà.

Tổng kinh phí của Đề án là 60 tỷ đồng từ nguồn kinh phí do Bộ Công an vận động hỗ trợ từ các mạnh thường quân, góp phần thực hiện hiệu quả công tác an dân, an sinh xã hội theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững. Đồng thời củng cố niềm tin, mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân, đồng bào với lực lượng công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự”.

Đại diện Bộ Công an, tỉnh Sóc Trăng bàn giao nhà mẫu cho một hộ nghèo ở Sóc Trăng. 

Trong đợt triển khai xây dựng lần này, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân và Trường Đại học An ninh nhân dân đã tăng cường 420 học viên, Công an tỉnh Sóc Trăng tăng cường 150 cán bộ, chiến sĩ và hàng trăm chiến sĩ công an cấp huyện, cấp xã… hỗ trợ nhân dân tháo dỡ nhà cũ, đắp nền, vận chuyển vật liệu xây dựng.

Ngoài ra, chính quyền địa phương và lực lượng công an ở các huyện, thị xã, thành phố đã linh hoạt vận động thêm kinh phí của mạnh thường quân hỗ trợ người dân thực hiện thêm các hạng mục phụ trợ như công trình vệ sinh, đường vào nhà… giúp các căn nhà thêm phần khang trang hơn.

Thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách có 27 căn nhà được xây dựng cho người dân. Ngoài hỗ trợ xây dựng nhà ở, Công an thị trấn còn vận động mỗi chiến sĩ công an của đơn vị đóng góp nửa ngày lương, lực lượng bảo vệ dân phố mỗi người đóng góp 100.000 đồng, cùng nguồn xã hội hoá khác hỗ trợ kinh phí xây dựng thêm công trình phụ cho các gia đình.

Tại huyện Mỹ Tú, Công an huyện được cấp trên giao triển khai xây dựng 40 căn nhà. Tính đến nay, công tác triển khai đang được đẩy nhanh, tiến độ xây dựng đảm bảo đạt theo yêu cầu kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, địa phương đã vận động nguồn kinh phí xã hội hóa hỗ trợ xây dựng thêm cho mỗi hộ có hố xí hợp vệ sinh.

Tại lễ bàn giao nhà mẫu và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng 1.200 căn nhà cho người nghèo có khó khăn về nhà ở của tỉnh Sóc Trăng diễn ra tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên đầu tháng 6/2023, Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm và nhất quán quan điểm “Phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội”. Với truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, trong những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an luôn hướng tới việc chăm lo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân còn khó khăn trong cả nước.

Ông Kim Sol ở xã Thới An Hội, huyện Kế Sách là hộ nghèo, đi làm thuê kiếm sống. Các con ông đi làm ăn xa cũng có hoàn cảnh khó khăn nên khó tích lũy để xây dựng nhà kiên cố. Nhờ chương trình này, sau hơn 30 năm lập gia đình, đến nay vợ chồng ông mới được ở trong căn nhà kiên cố, không còn lo âu như khi ở trong nhà tre lá mỗi khi mưa dông. Có căn nhà mới, vợ chồng ông sẽ lo làm ăn, phát triển kinh tế vươn lên như mọi người dân xung quanh.

Khoảng 10 năm trước, anh Liên Hải ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên làm thợ xây nhà, không may gặp tai nạn lao động nên đôi chân bị liệt, không còn khả năng lao động. Cuộc sống gia đình chỉ còn biết trông chờ vào nguồn thu nhập đi làm thuê của vợ với mức lương khoảng 3 triệu đồng/tháng. Khi được Bộ Công an và lãnh đạo tỉnh hỗ trợ xây dựng nhà mới kiên cố, gia đình anh Hải rất phấn khởi và an tâm. 

Dự kiến, 1.200 căn nhà có trị giá trên 50 triệu đồng/căn sẽ được bàn giao trước dịp Quốc khánh 2/9 năm nay. Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng cùng với các địa phương đang đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện công trình đã đề ra.

Quan tâm đời sống tinh thần

Sóc Trăng là tỉnh thuần nông, đời sống người dân, nhất là ở nông thôn, ven biển, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn quyết tâm, nỗ lực để thực hiện an sinh xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. 

Câu lạc bộ chơi nhạc ngũ âm ở chùa Peam Buol Thmay. 

Theo đó, các cấp ủy, chính quyền địa phương quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc thành các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể. Tiếp tục đẩy mạnh việc bảo tồn, khôi phục và phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh đảm bảo thiết thực, hiệu quả nhằm ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện tốt chính sách dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

Công tác giáo dục, y tế và các chính sách xã hội khác luôn được quan tâm thực hiện. Hàng năm, tỉnh thành lập nhiều đoàn đến thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Ông Lý Rotha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng. 

Theo ông Lý Rotha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Sóc Trăng rất quan tâm, chú trọng đến công tác phát triển đời sống văn hóa cho nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo. Tại những khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, bên cạnh xây dựng mô hình sinh kế, giúp đồng bào thoát nghèo, tỉnh triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn văn hóa, tạo đời sống tinh thần phong phú cho đồng bào.

Các lễ hội phong tục tập quán và lễ hội tôn giáo được tổ chức đúng theo quy định và truyền thống như Lễ hội Óc Om Bock, hay tạo điều kiện bảo tồn chữ viết Khmer. Vào mùa hè, các chùa tổ chức dạy và học tiếng Khmer cho con em đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài dạy chữ, các chùa còn giáo dục nhận thức, lối sống cho trẻ. Một số lễ hội đã góp phần trong bảo tồn, giáo dục lối sống cho thanh thiếu niên như Chôl Chnăm Thmây, Sedolta… càng ngày càng phát triển tốt và duy trì.

Hiện toàn tỉnh có 14 di tích lịch sử của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 10 di tích lịch sử của đồng bào Khmer (chùa Phật giáo Nam tông Khmer); 4 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận gồm: Nghệ thuật sân khấu dù kê, Nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc ngũ âm, Nghệ thuật trình diễn dân gian múa rom vong, Nghệ thuật sân khấu rô băm. 

Tại các chùa trên địa bàn tỉnh, địa phương tạo điều kiện, hỗ trợ để thành lập các câu lạc bộ múa dân gian, truyền dạy nhạc cụ dân tộc. 

“Tỉnh Sóc Trăng xác định giảm nghèo không chỉ ở khía cạnh chiều kinh tế mà phải giảm nghèo ở khía cạnh văn hóa, giáo dục, y tế để từng bước nâng cao nhận thức, trình độ cho nhân dân… Khi có đời sống tinh thần phong phú, họ sẽ tạo ra được niềm vui, hạnh phúc, từ đó thúc đẩy niềm tin và tinh thần thoát nghèo”, ông Lý Rotha nói.  

Anh Duy và nhóm PV

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.