"Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn" là câu nói từ xa xưa để khẳng định món ăn đặc sản Nghệ An. Tương Sa Nam Hương Dương OCOP 4 sao đã góp phần ổn định cuôc sống của người dân địa phương.
Để góp phần lưu giữ và lan tỏa sản phẩm mang đặc trưng của quê hương, nhiều hộ dân ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) vẫn truyền nối nghề làm tương từ thế hệ này qua thế hệ khác, trong đó có sản phẩm tương thương hiệu “Sa Nam Hương Dương” của HTX Nông nghiệp sản xuất và chế biến tương Sa Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao vào năm 2019, đồng thời được UBND tỉnh chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.
Chị Hồ Thị Hương – Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp sản xuất và chế biến tương Sa Nam Hương Dương chia sẻ: Trước đây, khâu chế biến cơ bản bằng kinh nghiệm truyền thống, nhưng khi đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, cơ sở đã nghiên cứu, đầu tư để nâng cao chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chú trọng về bao bì, nhãn mác, có mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
Tương Sa Nam theo đó cũng lan tỏa sâu rộng với lượng tiêu thụ gấp 2 – 3 lần so với trước đây; không chỉ tiêu thụ nội địa tỉnh mà lan tỏa đi nhiều tỉnh, thành khác và thời gian tới sẽ đi vào các siêu thị.
Một trong những nguyên liệu để làm nên món ăn đặc sản của vùng đất Nam Đàn là đỗ tương. Đỗ tương phải được sàng lọc, lựa chọn rất kỹ trước khi đưa vào sản xuất.Sau đó, đỗ tương được rang bằng máy vừa đủ độ chín đều.Hạt đỗ tương được xay vỡ hạt trước khi nấu.Sau khi đã xay vỡ, đỗ tương được cho lên bếp ninh chừng 6 giờ.Sau khi nấu kỹ, đỗ tương được trữ vào chum ủ khoảng một tuần.Công đoạn quan trọng nhất, khó nhất đó là làm mốc. Mốc được làm từ hạt ngô hoặc nếp, điều quan trọng để làm mốc chính là chọn loại nếp chính mùa, hạt mùi thơm và chắc mẩy. Nếp sẽ được vò thật kỹ, đem đi hông, sau đó rải đều để nguội. Khi xôi nguội hẳn, người làm rưới vào một ít nước chè đặc và đem ủ kín bằng lá nhãn. Sau 12-15 ngày nếu mốc lên đều có màu vàng da cam hoặc màu đen óng như mật là được. Lúc này mốc được bóp vụn ra, đem phơi nắng cho thật giòn và cuối cùng là cho vào túi nilon giữ kín chờ ngày ngả tương. Mốc phải phơi nắng to, cũng không thể sấy, vì phụ thuộc vào thời tiết nên phải làm tranh thủ để cất giữ.Để đạt được vị ngon, an toàn sức khỏe, nước dùng làm tương phải qua máy lọc đúng tiêu chuẩn quy định cho các sản phẩm được công nhận OCOP.Khi nước đậu tỏa mùi thơm ngào ngạt là lúc có thể ngạ tương. Đem bột mốc và muối trộn vào chung nước đậu dùng thanh tre khuấy đều ủ tương trong 1-2 tháng, ngả vàng, thơm là tương đã chín.Tương Nam Đàn đạt chuẩn phải có màu vàng ươm hoặc màu cánh gián. Chai tương không có màu nâu như tương Bần (đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên) mà vàng sánh như mật ong. Những mảnh đậu lơ lửng trong nước tương đặc quánh, thơm và ngọt lịm.Gia đình chị Hồ Thị Xuân Hương, cơ sở HTX sản xuất và chế biến Tương Sa Nam Hương Dương tại Xóm 2, Nam Anh (Nam Đàn) đã hơn 60 năm hành nghề thấm được những vất vả, kì công từ những công đoạn đầu tiên để làm tương.Dù lượng muối bỏ vào làm tương không ít, nhưng vị đậm đà của muối biển đã chìm đi, nhường chỗ cho hương vị của thứ nước chấm đặc sắc. Lúc này tương được đóng chai để tương lắng thành 3 tầng khác nhau. Lớp trên cùng là đậu nành, giữa là nước và dưới đấy là phần mốc.Chị Hồ Thị Xuân Hương chia sẻ: Tương Sa Nam Hương Dương không chỉ lưu giữ làng nghề mà còn trở thành nguồn thu nhập ổn định để phát triển kinh tế địa phương. Mỗi ngày bán ra trên dưới 300 lít, giá trên dưới 30.000 đồng/lít, mang lại thu nhập cao và ổn định cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Hiện tại, thương hiệu tương của gia đình chị đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2019. Sản phẩm thường xuyên tham gia hội chợ quảng bá sản phẩm tại các tỉnh thành trên cả nước do Bộ NN&PTNN tổ chức..
Huyện Than Uyên là một địa phương tiêu biểu của tỉnh Lai Châu trong phát huy vai trò người có uy tín để tuyên truyền các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước tới bà con dân tộc thiểu số.
Những năm qua, huyện ủy Than Uyên, tỉnh Lai Châu xác định, bảo tồn chữ viết truyền thống của người dân tộc Dao là một trong nhiệm vụ quan trọng để bảo tồn văn hóa dân tộc này trên địa bàn.
Bản cam kết “Nếp sống văn hóa mới trong đồng bào dân tộc Mông” đã tạo ra một luồng gió mới, giúp thay đổi nhận thức vốn tồn tại lâu đời trong cuộc sống đồng bào người Mông tại Than Uyên, Lai Châu.
Từ năm 2023, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai tìm lại và phục dựng những điệu hát, múa, trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mông, với mong muốn bảo tồn và gìn giữ cho muôn đời sau, trong đó tập trung phục dựng lễ hội Gầu Tào.
Những năm qua, huyện Than Uyên đã sưu tầm, tổ chức phục dựng thành công 2 lễ hội của người Thái là Lễ hội Hạn Khuống, lễ hội Kin Pang, duy trì các lễ hội Xòe chiêng, Lùng Tùng trong các dịp lễ, Tết. Nhiều sự kiện thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.
Đều đặn 3 năm qua, công việc thường nhật của anh Ngọc Văn Hợp (SN 1989), cán bộ Đài truyền thanh xã Long Sơn bắt đầu từ 5 giờ sáng. Kiểm tra máy móc, vận hành hệ thống tiếp sóng phát thanh 3 cấp (T.Ư, tỉnh và huyện) và đọc bản tin đã được duyệt.
Sáng 13/10, UBTV Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, vướng mắc trong triển khai 03 chương trình MTQG trong giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Nhờ có phần mềm giảng dạy với những hình ảnh trực quan, sinh động mà những học trò các dân tộc Hà Nhì, Mông, Si La, La Hủ... ở Trường PTDTBT THCS Mù Cả dễ tiếp thu môn địa lý hơn trước đây rất nhiều.
Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều và đảm bảo tiêu chí thu nhập bằng cuộc sống tối thiểu.