Nghệ An: Áp dụng công nghệ cao trồng dưa lưới hiệu quả cao

Sau 3 năm học và làm việc tại Nhật Bản, chị Nguyễn Thị Thảo cùng chồng xây dựng khu Nhà vườn Hưng Long 1, xã Nghi Hưng (Nghi Lộc - Nghệ An) trồng cây quả sạch áp dụng công nghệ mới, hiện đại thu về mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Đầu tư hơn 3 tỷ đồng, vay ngân hàng, người thân, năm 2021, vợ chồng anh Bùi Đình Hội, chị Nguyễn Thị Thảo xây dựng khu Nhà Vườn Hưng Long 1 tại xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An khởi nghiệp với việc trồng giống dưa lưới Ichiba của Nhật Bản. Sau 2 năm, đến nay vợ chồng anh chị thu nhập trên 500 triệu đồng mỗi năm từ hơn 2000 mét vuông dưa lưới trồng trong nhà màng với hệ thống tưới tiêu, máy móc kiểm tra hiện đại điều chỉnh lượng phân bón, chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong chất lỏng, độ PH trong đất...

Khu Nhà vườn Hưng Long 1 được xây dựng trồng cây ăn quả trong nhà màng chống sâu bệnh với các công nghệ chăm sóc hiện đại, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho người dân. 
Hệ thống nhà màng được ngăn cách với môi trường tự nhiên bên ngoài và thường được ngăn bằng lưới chắn côn trùng nên sẽ hạn chế được các loại sâu bệnh xâm nhập vào nhà màng. Nhà màng sẽ giúp hạn chế được các rủi ro từ thời tiết xấu như mưa đá, gió bão, nắng gắt, sương giá,… 
Mỗi gốc dưa lưới được trồng trong một bầu giá thể gồm các hợp chất từ xơ dừa, phân hữu cơ và một số loại nấm đối kháng... Mỗi gốc giá thể chỉ đậu duy nhất 1 quả. Mỗi vụ nhà vườn trồng 5000 gốc dưa lưới.
Nước tưới dưa lưới phải qua các công đoạn lọc và dùng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel. 
Anh Hội cho biết, vợ chồng anh có thể đi bất cứ đâu có mạng internet mà vẫn theo dõi, điều chỉnh,hẹn giờ tưới nước cho khu vườn thông qua chiếc điện thoại thông minh.
Anh chị thường xuyên dùng máy đo EC để kiểm tra chất lượng phân bón.
Hay máy đo đánh giá chất lượng đất trồng, PH đất là thang đo quan trọng, giúp xác định được hiện trạng đất có phù hợp với sự phát triển của cây trồng hay chưa. 
Khu nhà vườn thường xuyên thuê 5 lao động cố định là người địa phương, thu nhập 5 đến 6 triệu đồng 1 người/1 tháng, ngoài ra khi cần thuê thêm lao động mùa vụ cũng là người dân địa phương. Tỉa bớt hoa, lá để quả phát triển là công đoạn phải thường xuyên thực hiện.
Anh Hội cho biết: Dưa lưới có vòng đời từ khi ươm trồng đến lúc thu hoạch khoảng 70 ngày, muốn xác định trái dưa đủ chín để thu hoạch, anh sẽ dựa vào độ nứt ở phần cuống dưa. Dưa lưới trồng tại Nhà vườn Hưng Long 1 là sản phẩm đã được công nhận ocop 3 sao.
Sau khi thu hoạch dưa sẽ được cân đong và đo độ ngọt bằng máy chuyên dụng. Nếu độ ngọt đạt 11 độ là đúng chuẩn để bán ra thị thường, còn chưa đến 11 sẽ để thêm vài ngày cho lên độ rồi mới giao cho thương lái. Thường một ngày sẽ lên 2 độ ngọt. 
Dưa lưới giống Ichiba ruột xanh Nhật Bản, ngon, ngọt, giòn, bảo quản đươc lâu từ 10 đến 15 ngày nên giá bán cao hơn hẳn các loại dưa khác. Phần lớn dưa lưới được bán cho người tiêu dùng các trang qua mạng xã hội.
Ngoài sản phẩm chủ yếu là dưa lưới Ichiba Nhật Bản, chị Thảo cùng chồng còn hiện trồng 600 gốc nho/2000m2 đất cũng với công nghệ nhà màng, tưới tiêu hiện đại và đặc biệt là an toàn cho sức khỏe . Mỗi vụ cho thu hoạch 1 tấn nho, 1năm 2 vụ. Giá nho hạ đen 150 ngàn đồng/kg tại vườn. Do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên nho hạ đen cho chất lượng tốt, năng suất cao, ko mất nhiều công chăm bón.  Đặc biệt, chị cho biết không đủ nho bán sỉ, chỉ bán lẻ vì nho thu hoạch đến đâu người dân mua hết đến đó.

Văn Giáp, Hồng Liên, Võ Thu, và nhóm BTV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.

Bản người Thái ở Mai Châu “đổi đời” từ du lịch cộng đồng

Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.