Sản xuất, chế biến sản phẩm ocop tạo việc làm cho hàng chục hộ dân ở Kim Liên

Là một trong những đơn vị đầu tiên có sản phẩm đạt ocop ở tỉnh Nghệ An, HTX Sen quê Bác đến nay không chỉ tạo việc làm cho hàng chục hộ dân ở Kim Liên mà còn sở hữu 11 sản phẩm ocop, lợi nhuận trên dưới 16 tỷ đồng mỗi năm.

Khởi nguồn từ ý tưởng đa dạng sản phẩm từ cây sen, gắn với thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, NTM kiểu mẫu, với chủ trương tạo cảnh quan thiên nhiên đặc trưng của quê Bác, người dân xã Kim Liên đã từng bước mở rộng diện tích trồng sen trên những vùng đầm lầy, ruộng sâu trũng kém hiệu quả, tạo nguồn nguyên liệu cho một dự án mang tính bền vững ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Hợp tác xã Sen quê Bác hiện có 17 thành viên, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là trồng, chăm sóc, cung ứng các giống sen; chế biến sâu các sản phẩm về sen, gồm: Các loại trà sen (trà ướp gạo sen, trà hoa sen, trà lá sen…), nhóm sản phẩm từ hạt: hạt sen tươi, hạt sen sấy khô, sữa hạt sen , củ sen muối; hương sen…

Làng Kim Liên (Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An) từ xa xưa đã nổi tiếng với hệ thồng đầm sen dày đặc đẹp mê hoặc lòng người.
Tốt nghiệp Đại học Nông Nghiệp, sau nhiều năm công tác ở Hà Nội, năm 2019, Phạm Kim Tiến quyết định trở về quê hương Kim Liên nghiên cứu, áp dụng công nghệ hiện đại sản xuất các sản phẩm sạch cây sen. Đến nay, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Sen quê Bác Phạm Kim Tiến đã tạo việc làm thường xuyên cho 17 lao động, liên kết cùng 30 hộ dân trồng sen trong huyện Nam Đàn tạo thành cộng đồng những người sản xuất sản phẩm từ cây sen. 
Hàng ngày, anh Tiến dậy từ rất sớm cùng các xã viên phân loại sen được thu hái từ tờ mờ sáng. Sen thu hái từ các đầm được phân loại tùy theo giống, giống sen ít hương thơm thì được đưa đi bán cho các cửa hàng bán hoa tươi, giống nức hương dùng để ướp trà và các sản phẩm thực phẩm chức năng khác.
17 xã viên HTX Sen quê Bác hiện nay có thu nhập đều đặn từ 6 đến hơn 10 triệu đồng/tháng.
Công đoạn lấy gạo sen (đây chính là túi chứa tinh dầu sen) dùng để ướp trà hoàn toàn được thực hiện thủ công.
Một sản phẩm Trà ướp gạo sen có chất lượng phải đạt 3 tiêu chí: Màu sắc – Hương thơm – Hậu vị của trà, hương sen khiến người uống trong lòng thư thái. 1 kg trà ướp gạo sen cần 800 đến 1400 bông hoa sen, ướp ít nhất 2 đến 3 lần để dệt hương nên có giá thành khá trên dưới 2 triệu đồng/1kg.
 Phần liên tu là phần tua sen màu vàng trên có gạo sen chính là túi tinh dầu, sau khi tách túi tinh dầu lấy liên tu cho vào máy sấy, sau các công đoạn sẽ cho ra sản phẩm trà liên tu (cũng là sản phẩm ocop). Trà liên tu 1 hộp 25g cần 120 bông sen, 80% các công đoạn là làm thủ công, chỉ công đoạn sấy dùng công nghệ cao. Trà liên tu rất tốt cho sức khỏe, đã được nhận giải thưởng công nghệ 2020.
Một sản phẩm khác đó là trà ướp hương sen tươi. Loại trà để ướp phải là trà ngon và sạch, những hoa sen để ướp trà là những  bông vừa được hái (hương còn đượm, cánh hoa còn nguyên vẹn), chọn bông có búp lớn, cánh mới hé nở là tốt nhất để ướp trà. . Việc để quá lâu hoa sẽ mất bớt mùi hương, dẫn đến trà thu được sau khi ướp sẽ không chuẩn.
Sen dùng ướp trà phải là những bông sen được cắt vào sáng sớm tinh mơ khi mà búp hoa vừa chớm nở. Lúc này, gạo sen sẽ giữ được trọn vẹn mùi hương cũng như là những tinh túy trong hoa sen. Khoảng 15-20 gram trà được nhẹ nhàng đưa vào mỗi bông sen, xếp cánh hoa lại, rồi dùng lá sen gói trọn bông hoa cho kín.
Sau khi được gói kín bằng lá sen, trà sẽ được bảo quản trong tủ lạnh, mỗi khi cần pha mới được lấy ra môi trường bên ngoài.
Lá sen cũng các bộ phận khác của cây sen đều được dùng sản xuất ra các loại sản phẩm khác như: Trà lá sen, hà diệp liên, trà liên tu, trà bạch liên nữ vương. Các thực phẩm về sen: hạt sen sấy khô, hạt sen sấy giòn, tinh bột củ sen, bánh cà hạt sen…
11 sản phẩm đạt chuẩn occop của HTX Sen quê Bác (trong đó 7 sản phẩm đạt ocop 3 sao và 4 sản phẩm đạt ocop 4 sao) được bày bán tại cửa hàng giới thiệu sản phảm nằm trong khuôn viên HTX. Hiện nay các sản phẩm này được tiêu thụ ơe nhiều nơi trong nước và đã xuất khẩu sang Pháp và Hàn Quốc.

Lê Anh Dũng

Phát huy vai trò người có uy tín để tuyên truyền chính sách tại Lai Châu

Huyện Than Uyên là một địa phương tiêu biểu của tỉnh Lai Châu trong phát huy vai trò người có uy tín để tuyên truyền các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước tới bà con dân tộc thiểu số.

Lớp học bảo tồn chữ viết người Dao ở Lai Châu

Những năm qua, huyện ủy Than Uyên, tỉnh Lai Châu xác định, bảo tồn chữ viết truyền thống của người dân tộc Dao là một trong nhiệm vụ quan trọng để bảo tồn văn hóa dân tộc này trên địa bàn.

Bản cam kết đặc biệt giúp người Mông ở Than Uyên xóa bỏ hủ tục

Bản cam kết “Nếp sống văn hóa mới trong đồng bào dân tộc Mông” đã tạo ra một luồng gió mới, giúp thay đổi nhận thức vốn tồn tại lâu đời trong cuộc sống đồng bào người Mông tại Than Uyên, Lai Châu.

Lai Châu: Hành trình phục dựng lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Than Uyên

Từ năm 2023, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai tìm lại và phục dựng những điệu hát, múa, trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mông, với mong muốn bảo tồn và gìn giữ cho muôn đời sau, trong đó tập trung phục dựng lễ hội Gầu Tào.

Than Uyên bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Thái gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, huyện Than Uyên đã sưu tầm, tổ chức phục dựng thành công 2 lễ hội của người Thái là Lễ hội Hạn Khuống, lễ hội Kin Pang, duy trì các lễ hội Xòe chiêng, Lùng Tùng trong các dịp lễ, Tết. Nhiều sự kiện thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.

Người dân xã Đại Sơn cập nhật thông tin kịp thời nhờ truyền thanh cơ sở

Đều đặn 3 năm qua, công việc thường nhật của anh Ngọc Văn Hợp (SN 1989), cán bộ Đài truyền thanh xã Long Sơn bắt đầu từ 5 giờ sáng. Kiểm tra máy móc, vận hành hệ thống tiếp sóng phát thanh 3 cấp (T.Ư, tỉnh và huyện) và đọc bản tin đã được duyệt.

Cùng bàn cách gỡ khó, đẩy nhanh triển khai 3 nhiệm vụ mục tiêu quốc gia

Sáng 13/10, UBTV Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, vướng mắc trong triển khai 03 chương trình MTQG trong giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Học trò vùng DTTS tiếp thu môn địa lý dễ dàng nhờ áp dụng công nghệ trong giảng dạy

Nhờ có phần mềm giảng dạy với những hình ảnh trực quan, sinh động mà những học trò các dân tộc Hà Nhì, Mông, Si La, La Hủ... ở Trường PTDTBT THCS Mù Cả dễ tiếp thu môn địa lý hơn trước đây rất nhiều.

8.693 hộ nghèo và 905 hộ cận nghèo xây mới nhà ở

Đến hết tháng 9/2023, 25/26 tỉnh đã và đang thực hiện hỗ trợ cho khoảng 12.877 hộ, đạt 39,7% kế hoạch năm 2023 và 14% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Giảm nghèo bền vững: Chấm dứt các hình thức nghèo ở mọi nơi

Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều và đảm bảo tiêu chí thu nhập bằng cuộc sống tối thiểu.