Sì Thâu Chải (Lai Châu) - Bản du lịch, mô hình nông thôn mới tiêu biểu

Nằm ở vùng biên viễn, Lai Châu có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 84,6%, nơi đây là một kho tàng văn hóa của dân tộc.

Được nhận định và đánh giá cao trong các cuộc khảo sát, hội thảo, nghiên cứu về lĩnh vực du lịch tại tỉnh, du lịch đang mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân bản địa miền núi tỉnh Lai Châu.

Đảng bộ tỉnh Lai Châu khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 04 về bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để địa phương bảo tồn gắn với khai thác hiệu quả các tiềm năng thế mạnh trong văn hóa của đồng bào các dân tộc phục vụ phát triển du lịch.

Nằm trên độ cao 1.500m so với mực nước biển, Sì Thâu Chải thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, lâu nay nổi tiếng là một trong những địa điểm có cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Bản Sì Thâu Chải hiện có hơn 60 hộ dân với 300 nhân khẩu, trong đó 100% là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, không gian thoáng đãng, khí hậu trong lành mát mẻ, cùng với những phong tục tập quán độc đáo, thu hút du khách gần xa đến khám phá, trải nghiệm.

Ấn tượng với du khách khi đến Sì Thâu Chải là không gian yên tĩnh, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp với rất nhiều loại hoa và cây ăn quả được trồng hai bên đường đi, trong các khu vườn và trên các sườn núi. Con đường dẫn vào bản được lát đá khang trang, hai bên là hàng rào đá đẹp mắt. Trong bản những ngôi nhà gỗ đặc trưng của đồng bào Dao với lối kiến trúc đơn giản nhưng đem lại ấn tượng đặc biệt đối với du khách.

Bên cạnh đó, ngôi nhà truyền thống lưu giữ tất cả những dụng cụ, đồ dùng, trang phục và văn hoá người Dao từ xưa cũng được xây dựng tại bản. Đây vừa là điểm để du khách tới thăm quan, giới thiệu quảng bá nét văn hoá của người Dao với du khách, cũng vừa là cách để cộng đồng đồng bảo giữ gìn, bảo tồn những nét đẹp của dân tộc mình. Để nguồn cội và lịch sử của đồng bào không bị mai một theo thời gian và sự chảy trôi của nhịp sống hiện đại.

Nguyễn Vịnh, Thu Hằng, Thế Long

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.

Bản người Thái ở Mai Châu “đổi đời” từ du lịch cộng đồng

Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.