Nông dân Nam Định phấn đấu vươn lên làm giàu, tương trợ hộ nghèo

Đi đôi với phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, các cấp Hội và hội viên nông dân còn làm tốt công tác tương trợ, giúp đỡ các hộ nghèo, hộ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn.

Tại Nam Định, phong trào nông dân thi đua, sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững luôn được xác định là trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua của Hội Nông dân, góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. 

Hàng năm, bám sát Nghị quyết của Trung ương Hội, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Hội Nông dân các cấp triển khai thực hiện, phát động phong trào sâu rộng tới cán bộ Hội các cấp, hội viên, nông dân trên toàn tỉnh.

Qua việc phát động, hướng dẫn hỗ trợ triển khai thực hiện, đã thu hút đông đảo nông dân tham gia, tạo sức lan tỏa rộng lớn trở thành động lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Phong trào đã và đang từng bước góp phần thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa lớn; từ kinh tế hộ đơn lẻ sang hợp tác, liên kết, liên doanh theo chuỗi; từ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống sang ứng dụng công nghệ cao; từ coi trọng về số lượng sản phẩm sang chất lượng, giá trị lợi nhuận gắn với an toàn thực phẩm và phát triển bền vững;

Đồng thời, phong trào đã khích lệ nông dân thi đua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phấn đấu vươn lên làm giàu cho bản thân, cho xã hội, cũng như đoàn kết, hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm, kỹ thuật… giúp nhau cùng làm giàu, giúp đỡ các hộ còn khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Bình quân mỗi năm đã có trên 60% số hộ nông dân đăng ký, trong đó có trên 50% hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) các cấp. Thông qua phong trào SXKDG đã tạo điều kiện để nông dân tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. 

Từ đó, thu nhập và đời sống của nông dân từng bước được cải thiện, số hộ có kinh tế khá và giàu tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm. 

Một mô hình nuôi cá của nông dân Nam Định. Ảnh: MV

Nhiều tấm gương tiêu biểu

Nhiều hộ SXKDG có quy mô sản xuất lớn đã tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động tại địa phương. Giai đoạn 2017- 2022, Phong trào thi đua đã ghi nhận nhiều mô hình điển hình tiêu biểu như:

Lĩnh vực trồng trọt có 60.758 hộ SXKDG các cấp, chiếm 48% so với hộ SXKDG toàn tỉnh. Các mô hình điển hình như: Mô hình sản xuất lúa giống, lúa lai F1 của hộ ông Đoàn Ngọc Sơn (xã Hải An, huyện Hải Hậu) với lợi nhuận đạt 1,5 tỷ đồng/năm, hàng năm tạo việc làm cho 20 lao động địa phương với thu nhập bình quân 7 triệu đồng /người/tháng; 

Mô hình trồng, thu mua, sấy cây đinh lăng kết hợp nuôi cá của hộ ông Bùi Văn Sớm (xã Hải Quang huyện Hải Hậu) trên diện tích 4 ha, cho thu nhập 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động; 

Mô hình sản xuất nấm của hộ ông Vũ Tuấn Hiệp với diện tích nhà xưởng 3.000m2, mỗi năm sản xuất và cung ứng ra thị trường hơn 37 tấn nấm, doanh thu đạt 2,2 tỷ đồng, lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí đạt 500 triệu đồng.

Lĩnh vực chăn nuôi có 56.584 hộ SXKDG các cấp, chiếm 44,6% so với hộ SXKDG toàn tỉnh. Mô hình chăn nuôi điển hình như: Mô hình trang trại chăn nuôi lợn theo phương pháp hữu cơ của hộ ông Nguyễn Văn Thục (xã Trực Thái huyện Trực Ninh) với diện tích chuồng trại 600 m2 với đàn lợn trên 300 con, lợi nhuận thu được trên 1,4 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 8 lao động; 

Mô hình chăn nuôi thỏ giống New Zealand của hộ ông Triệu Đình Hợi (xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản) với tổng đàn 800 con sinh sản, hơn 7.000 con thương phẩm, lợi nhuận thu được trên 1,4 tỷ đồng/năm; mô hình trang trại tổng hợp của hộ ông Lê Văn Cần (xã Yên Thọ, huyện Ý Yên) với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Vietgap, đem lại lợi nhuận 2,5 tỷ đồng/năm.

Lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy sản có 2.699 hộ SXKDG các cấp, chiếm 2,1% so với hộ SXKDG toàn tỉnh. Các mô hình điển hình như: mô hình nuôi cá trắm đen, cá koi, tôm thẻ chân trắng Ông Trần Văn Quyên (xã Mỹ Hà huyện Mỹ Lộc). Lợi nhuận thu được đạt trên 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 18 lao động thường xuyên; 

Mô hình nuôi trồng thủy sản của hộ ông Trần Thanh Năm (xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường), mỗi năm xuất bán từ 80 đến 100 tấn cá các loại, lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí đạt trên 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giải quyết việc làm thường xuyên cho 7 lao động, thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/người/ tháng và nhiều lao động mùa vụ; 

Mô hình nuôi cá, tôm thẻ chân trắng của hộ ông Phan Văn Khấn (xã Hải Phúc huyện Hải Hậu) với diện tích ao nuôi 30.000m2, thu hoạch 30 tấn tôm/năm, lợi nhuận thu được hàng năm đạt 1,5 – 2 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động có thu nhập 7 triệu đồng/tháng.

Lĩnh vực thương mại - dịch vụ, sản xuất, kinh doanh tổng hợp, lâm nghiệp có 6.709 hộ SXKDG các cấp, chiếm 5,3% so với hộ SXKDG toàn tỉnh. Các mô hình điển hình như: mô hình sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, kinh doanh chế biến lâm sản của hộ ông Nguyễn Đoàn Phó (thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh), lợi nhuận thu được trên 2,5 tỷ đồng/năm, đảm bảo việc làm thường xuyên cho 90 lao động với thu nhập bình quân 9 - 11 triệu đồng/tháng; 

Mô hình sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh của hộ ông Đỗ Duy Bắc (xã Điền Xá huyện Nam Trực), lợi nhuận thu được đạt trên 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2021, hội viên nông dân tiêu biểu Nguyễn Văn Thục - xã Trực Thái, huyện Trực Ninh; năm 2022 hội viên nông dân tiêu biểu Lê Văn Cần, thôn Bóng xã Yên Thọ, huyện Ý Yên được vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc” toàn quốc.

Tương trợ, giúp đỡ hộ nghèo

Đi đôi với phong trào SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu, các cấp Hội và hội viên nông dân còn làm tốt công tác tương trợ, giúp đỡ các hộ nghèo, hộ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn nâng cao mức sống, vượt khó vươn lên thoát nghèo. 

Các cấp Hội tiếp tục triển khai có hiệu quả Quỹ “Mái ấm nông dân”. Năm 2021, 2022 Hội Nông dân tỉnh đã khánh thành bàn giao 05 nhà mái ấm nông dân mức hỗ trợ 40 triệu đồng/nhà từ nguồn Quỹ Mái ấm nông dân tỉnh; Phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định hỗ trợ xây mới 7 ngôi nhà tổng trị giá 780 triệu đồng, mỗi nhà 100 – 120 triệu đồng. Phối hợp với MTTQ xây dựng 10 nhà Đại đoàn kết từ nguồn “Quỹ vì người nghèo” tỉnh Nam Định, trị giá 50 triệu đồng/nhà; 

Ngoài ra Hội Nông dân các huyện, thành phố từ nguồn vận động hội viên nông dân đóng góp đã nâng cấp, sửa chữa 08 nhà mái ấm nông dân tổng trị giá 320 triệu đồng tại các huyện Giao Thủy, Nam Trực, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Trực Ninh. Các huyện còn trao tặng 13 con lợn nái giống, bò vàng sinh sản trị giá 42 triệu đồng; trao tặng 80 suất học bổng khuyến học cho học sinh tiểu học là con hội viên nông dân, mỗi suất trị giá 500.000 đồng.

 Bên cạnh đó, nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm, các cấp Hội trực tiếp tặng 300 - 500 suất quà mỗi suất trị giá từ 200.000 - 500.000 đồng cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn; năm 2021, 2022 phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định và Chi nhánh Bắc Nam Định tặng 2.560 suất quà, tổng giá trị 1.280 triệu đồng cho các hộ hội viên nông dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 

Từ những việc làm cụ thể, thiết thực của các cấp Hội, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh.

Minh Vy

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.