Người Mông phát triển du lịch cộng đồng, kết hợp bảo tồn văn hóa

Mường Lống là một xã rẻo cao, nằm cách trung tâm thị trấn Mường Xén 40km về phía đông. Xã có 13 thôn với 894 hộ và 4.538 nhân khẩu, trong đó chủ yếu người dân tộc Mông.

Nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An) được ví như “Cổng trời” với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những vườn đào, vườn mận đẹp như tranh. Đó còn là vùng đất có nhiều mô hình mới, cách làm hay trong phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc.

Ngoài cảnh quan thiên nhiên, Mường Lống còn là xã giàu truyền thống lịch sử, mang đậm nét văn hoá đặc trưng của người Mông như: Trang phục, ẩm thực, ném còn (hay ném pao), bò chận, múa khèn, trường ca, cứ xìa, lù tẩu và một số lễ hội khác. Nhận thấy tiềm năng, lợi thế này, UBND xã Mường Lống đã ban hành đề án phát triển Du lịch Cộng đồng xã Mường Lống giai đoạn 2020 - 2025.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, phổ biến, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đẩy mạnh tuyên truyền phát triển du lịch bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, đơn vị.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, từ điểm xuất phát thấp, sơ khai non yếu, ngành du lịch từng bước được hình thành trên địa bàn, bước đầu xuất hiện các sản phẩm du lịch gắn với điều kiện tự nhiên, thiên nhiên, mang đậm bản sắc đồng bào các dân tộc huyện nhà, lượng khách tham quan ngày một tăng lên cho thấy ngành du lịch đang có sự chuyển biến rõ nét, công tác xã hội hóa phát triển ngành du lịch được quan tâm chỉ đạo thực hiện, cơ sở vật chất cho ngành du lịch được chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư cho ngành du lịch được quan tâm thực hiện đồng bộ.

Nhận thấy rõ tiềm năng vừa phát triển kinh tế vừa làm du lịch, cấp ủy, chính quyền xã Mường Lống đã đổi mới tư duy, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp, các nhà kinh tế đến đầu tư trên địa bàn. Hai năm gần đây, Mường Lống được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn với các homestay đậm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc người Mông miền tây Nghệ An. Cộng đồng người Mông nơi cổng trời Mường Lống đã mở ra nhiều loại hình dịch vụ du lịch như nghỉ ngơi, ăn uống, tham quan, giao lưu nghệ thuật… vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn văn hóa truyền thống.

Bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì ở Điện Biên

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì tập trung ở 4 xã của huyện Mường Nhé- nơi tiếp giáp với hai quốc gia  Lào và Trung Quốc.

Nghề mây tre đan giúp người Thái ở Điện Biên thoát nghèo

Nghề mây tre đan ở bản Nà Tấu 1, xã Nà Tấu (TP. Điện Biên Phủ) là một trong bốn làng nghề của tỉnh Điện Biên vừa được công nhận đủ tiêu chuẩn làng nghề truyền thống của Chính phủ.

Đảm bảo mục tiêu 100% xã đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo được truy nhập Internet

Theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, sẽ hỗ trợ thiết bị đầu cuối phục vụ học tập, thông tin liên lạc cho 800.000 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác.

Người phụ nữ 30 năm gắn bó với cây chè và người Mông Suối Giàng

Trong những năm qua, Hợp tác xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được bà con tin yêu gọi là “Hợp tác xã đồng bào” bởi 20 thành viên của HTX chủ yếu là đồng bào dân Mông, Dao.

Bà con dân tộc Tày, Nùng ở Trùng Khánh thoát nghèo nhờ làm homestay

Với lợi thế cảnh quan gồm hang động, thác nước và núi non hùng vĩ, nguyên sơ như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Mắt Thần Núi… huyện Trùng Khánh (Cao Bằng)

Xã “ trầm hương”: người dân thu nhập hàng tỷ đồng nhờ cây gió Trầm

Cây Gió trầm là loại cây thân gỗ, xuất hiện từ lâu và đã phát triển địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê. Trong nhiều năm qua, người dân đã nhân giống và phát triển trong các vườn hộ. Tại Phúc Trạch, 100% hộ gia đình trồng cây Gió Trầm.

Kon Tum ưu tiên chuyển đổi số để tăng tốc phát triển KT-XH

Theo dự báo, trong 10 năm tới, thế giới tiếp tục chứng kiến những chuyển đổi lớn. Đó là xu hướng chuyển đổi số với sự chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới số. Toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội sẽ chuyển sang môi trường số.

Tổ chức carnaval: Tôn vinh các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS

Tỉnh Lai Châu đầu tư tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu, trong đó đặc biệt là Carnaval để tập trung quảng bá hình ảnh về đất và người Lai Châu

Bưởi Phúc Trạch “ chuyển đổi số” giúp người dân Hương Trạch thoát nghèo

Hương Trạch là xã miền núi của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, nằm cách trung tâm huyện khoảng 20km, với tổng diện tích tự nhiên 11.230,06 ha, dân số gần 2000 hộ.

Nghề mây tre đan thủ công mang lại nguồn thu nhập cao cho đồng bào Thái tại Yên Khê

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế từ nghề truyền thống, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An đã không ngừng đẩy mạnh công tác bảo tồn, duy trì và phát huy hiệu quả các ngành nghề truyền thống.