Người dân xã Đại Sơn cập nhật thông tin kịp thời nhờ truyền thanh cơ sở

Đều đặn 3 năm qua, công việc thường nhật của anh Ngọc Văn Hợp (SN 1989), cán bộ Đài truyền thanh xã Long Sơn bắt đầu từ 5 giờ sáng. Kiểm tra máy móc, vận hành hệ thống tiếp sóng phát thanh 3 cấp (T.Ư, tỉnh và huyện) và đọc bản tin đã được duyệt.

Nhiều năm qua, Đài Truyền thanh xã Đại Sơn vẫn luôn là cầu nối đưa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, phản ánh kịp thời, chính xác các thông tin trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của các kênh thông tin đại chúng, đài truyền thanh cơ sở vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội bởi những lợi thế và tính thiết thực mà không có kênh thông tin nào thay thế được. Bằng nhiệt huyết, trách nhiệm với cộng đồng, những cán bộ Đài truyền thanh cơ sở ở huyện vùng cao Sơn Động (Bắc Giang), trong đó có những cán bộ ở Đài truyền thanh xã Đại Sơn vẫn hàng ngày tích cực truyền tải thông tin đến người dân. 

Đã 6 năm nay, Vi Văn Hợp đều đặn ngày 2 buổi (Sáng từ 5h30 đến 6h30, chiều từ 17h đến 18h) đọc, tiếp sóng phát thanh các đài phát thanh, huyện, tỉnh, trung ương. Đài truyền thanh xã Đại Sơn được đặt tại Trung tâm Văn hóa xã Đại Sơn, trong căn phòng khoảng 20m2.
Ngoài tiếp sóng các đài phát thanh 3 cấp, mỗi tháng Ban biên tập do bí thư xã chỉ đạo thành lập sẽ tự sản xuất trên dưới 10 tin bài thời của xã. Vi Văn Hợp hàng ngày đọc các trang tin, báo của tỉnh, huyện, trung ương..., tìm hiểu tình hình thực tế tại địa phương để viết tin bài tuyên truyền các đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến từng người dân, các mô hình hay, gương sản xuất giỏi… 
Với đặc thù địa bàn miền núi, trình độ dân trí của người dân còn hạn chế, từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Vi Văn Hợp phải biên tập thành thông tin ngắn gọn, dễ hiểu với mọi tầng lớp nhân dân. 
Mỗi tin bài đều phải được trưởng ban biên tập cũng là Phó chỏ tịch xã Đại Sơn, Đào Thị Lý duyệt, biên tập trước khi phát sóng.
Sau khi đã duyệt, biên tập, chị Lý ký duyệt mới được phát sóng.
Vi Văn Hợp kiêm luôn cả nhiệm kỹ thuật viên điều chỉnh hệ thống phát sóng, loa, đài...
Ước tính của lãnh đạo xã Đại Sơn, hiện nay dù địa hình xã miền núi, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng sinh sống nhưng hiện nay tỉ lệ phủ sóng đã hơn 90%.
Phó chủ tịch xã Đại Sơn kiêm Trưởng ban biên tập Đào Thị Lý luôn cùng Vi Văn Hợp sát sao với mỗi bản tin được phát sóng.
Với giọng đọc trầm ấm, rõ ràng, những tin tức với cách hành văn đơn giản, dễ hiểu hàng ngày đưa đến cho mỗi gia đình, người dân xã Đại Sơn những thông tin kịp thời, hữu ích.
Hệ thống loa truyền thanh 30 chiếc treo rải rác các ngõ xóm, thông tin cơ sở phát huy được vai trò là một kênh thông tin thiết yếu, có lợi thế nhất ở cơ sở (gần dân, sát dân), tuyên truyền rất hiệu quả đến người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, mà không có kênh truyền thông nào có thể làm được với số lượng người được tiếp cận thông tin rất đông đảo 
Bà Hoàng Thị Minh, giáo viên đã nghỉ hưu sống tại xã Đại Sơn chia sẻ: Qua những buổi truyền thanh trên loa, chúng tôi nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích như về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và vận dụng trong gia đình có hiệu quả hơn. khí hậu bây giờ biến đổi ghê lắm, mưa lớn, bão gió bất thường, được đài xã, cụm loa truyền thanh thôn thông tin kịp thời cảnh báo của cơ quan chức năng, gia đình bà và bà con chủ động thu hoạch mùa màng, bảo vệ đàn vật nuôi, không để xảy ra thiệt hại. Đặc biệt, các chương trình họp của Hội đồng nhân dân huyện cũng được thông tin trên loa truyền thanh, nhờ vậy, chúng tôi nắm bắt được các chủ trương của huyện để cùng thực hiện.
Hệ thống truyền thanh cơ sở luôn phát huy vai trò trong thực tiễn, không chỉ định hướng thông tin mà còn là phương tiện quan trọng để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các phong trào thi đua. Tuy nhiên, để có thêm nhiều kênh giao tiếp với người dân trong thời đại 4.0, Chính quyền xã Đại Sơn cũng đã lập trang Fanpage trên mạng xã hội Facebook để truyền tải thông tin, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

NTM Hải Dương: Ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Tại tỉnh Hải Dương, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp đã cho những sản phẩm có giá trị cao.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.