Nghề mây tre đan thủ công mang lại nguồn thu nhập cao cho đồng bào Thái tại Yên Khê

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế từ nghề truyền thống, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An đã không ngừng đẩy mạnh công tác bảo tồn, duy trì và phát huy hiệu quả các ngành nghề truyền thống.

Tại xã Môn Sơn, hầu hết đồng bào là người dân tộc Thái. Người dân nơi đây chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và dệt thổ cẩm, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao. Trước kia cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng khó khăn.

Kể từ khi tỉnh Nghệ An thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo nghị quyết Quốc hội đề ra, Ngân hàng Chính sách xã hội được giao nhiệm vụ thực thi tín dụng chính sách xã hội, nhờ đó hàng chục hộ gia đình, các thành viên hợp tác xã trên địa bàn xã đã thoát nghèo.

Từ khi thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, Con Cuông xác định phát triển nghề truyền thống là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế, tận dụng thế mạnh của địa phương để giúp người dân có việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Một trong những nghề thủ công được địa phương đẩy mạnh là nghề mây tre đan.

Con Cuông là địa phương có nguồn nguyên liệu liệu tre, trúc, mét rất dồi dào, có thể tái sinh trong thời gian ngắn. Nguồn nguyên liệu này có thể tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường. Các sản phẩm đồ gia dụng, mỹ nghệ từ tre trúc hiện đang được thị trường ưa chuộng và trong tương lai sẽ dần thay thế cho các sản phẩm gây hại cho môi trường.

Với nghề mây tre đan, mọi người thường tranh thủ khi nhàn rỗi hay sau những lúc đồng áng, thu nhập trung bình khoảng 4,5 triệu đồng/tháng. Ở Con Cuông có rất nhiều nghệ nhân tài hoa vẫn thường chế tác ra những sản phẩm thủ công từ tre, nứa, mét.

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nghề mây tre đan được đẩy mạnh phát triển để tăng cường thêm thu nhập cho người dân.

Bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì ở Điện Biên

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì tập trung ở 4 xã của huyện Mường Nhé- nơi tiếp giáp với hai quốc gia  Lào và Trung Quốc.

Nghề mây tre đan giúp người Thái ở Điện Biên thoát nghèo

Nghề mây tre đan ở bản Nà Tấu 1, xã Nà Tấu (TP. Điện Biên Phủ) là một trong bốn làng nghề của tỉnh Điện Biên vừa được công nhận đủ tiêu chuẩn làng nghề truyền thống của Chính phủ.

Đảm bảo mục tiêu 100% xã đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo được truy nhập Internet

Theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, sẽ hỗ trợ thiết bị đầu cuối phục vụ học tập, thông tin liên lạc cho 800.000 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác.

Người phụ nữ 30 năm gắn bó với cây chè và người Mông Suối Giàng

Trong những năm qua, Hợp tác xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được bà con tin yêu gọi là “Hợp tác xã đồng bào” bởi 20 thành viên của HTX chủ yếu là đồng bào dân Mông, Dao.

Bà con dân tộc Tày, Nùng ở Trùng Khánh thoát nghèo nhờ làm homestay

Với lợi thế cảnh quan gồm hang động, thác nước và núi non hùng vĩ, nguyên sơ như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Mắt Thần Núi… huyện Trùng Khánh (Cao Bằng)

Xã “ trầm hương”: người dân thu nhập hàng tỷ đồng nhờ cây gió Trầm

Cây Gió trầm là loại cây thân gỗ, xuất hiện từ lâu và đã phát triển địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê. Trong nhiều năm qua, người dân đã nhân giống và phát triển trong các vườn hộ. Tại Phúc Trạch, 100% hộ gia đình trồng cây Gió Trầm.

Kon Tum ưu tiên chuyển đổi số để tăng tốc phát triển KT-XH

Theo dự báo, trong 10 năm tới, thế giới tiếp tục chứng kiến những chuyển đổi lớn. Đó là xu hướng chuyển đổi số với sự chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới số. Toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội sẽ chuyển sang môi trường số.

Tổ chức carnaval: Tôn vinh các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS

Tỉnh Lai Châu đầu tư tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu, trong đó đặc biệt là Carnaval để tập trung quảng bá hình ảnh về đất và người Lai Châu

Bưởi Phúc Trạch “ chuyển đổi số” giúp người dân Hương Trạch thoát nghèo

Hương Trạch là xã miền núi của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, nằm cách trung tâm huyện khoảng 20km, với tổng diện tích tự nhiên 11.230,06 ha, dân số gần 2000 hộ.

Cao Bằng: Trồng nấm sạch mang lại thu nhập cao

Có thể coi mô hình trồng nấm hữu cơ, trồng nấm trái vụ công nghệ cao ở thành phố Cao Bằng là điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần xây dựng nông thôn mới.