Nghề đan đát giúp người Khmer thoát nghèo

Sóc Trăng không chỉ có những ngôi chùa cổ kính, những điệu múa dân gian đặc sắc của người Khmer, tại đây còn lưu giữ nhiều nghề truyền thống, tiêu biểu là nghề đan đát.

Mời quý vị độc giả theo dõi video:

Không ai biết chính xác nghề đan đát của người Khmer có từ khi nào. Xa xưa, trong cuộc sống lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày và tổ chức lễ hội, người Khmer sử dụng rất nhiều vật dụng từ nghề đan đát.

Người Khmer ở đây rất tự hào với nghề đan truyền thống vì đã giúp họ từng bước thoát nghèo, cho con cái học hành thành đạt.

Làng nghề đan tre nứa tại ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành cách thành phố Sóc Trăng hơn 10km.

Bước chân vào làng nghề cảm nhận ngay không khí rộn ràng, hăng say lao động của người dân. Những đôi bàn tay khéo léo liên tục tạo ra các sản phẩm tinh tế, đa dạng từ cái rổ, cái thúng, xà ngom… cho tới những chiếc ghe ngo nhỏ hay khay đựng trầu…

Trước đây, bà con Phước Quới rất nghèo, đa số sống dựa vào nông nghiệp là chính nhưng vẫn không đủ ăn.

Năm 2006, Hợp tác xã làng nghề ra đời với hàng trăm hộ thành viên đều là người Khmer, vốn gắn bó lâu đời với nghề đan đát. Các xã viên được vay vốn từ Quỹ Xóa đói giảm nghèo và góp vốn cho nhau mượn xoay vòng không tính lãi để mua thêm nguyên liệu, máy móc tăng năng suất lao động.

Đến nay, các xã viên đều thoát nghèo, nhà cửa kiên cố, đường làng trải nhựa và bê tông khang trang, ngõ xóm sạch đẹp. Đời sống tinh thần, văn hóa của người dân được nâng cao.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, huyện Châu Thành đầu tư xây dựng trụ sở và thành lập làng nghề gồm các phòng hướng nghiệp, nhà xưởng, nhà trưng bày sản phẩm và máy chẻ nan tre…

Với đức tính cần cù chịu khó, bà con không ngừng học tập nâng cao tay nghề và sáng tạo nhiều mẫu mã đẹp, mới lạ, vừa phát huy nghề truyền thống của ông cha. Những mặt hàng rổ, rá, nia… tưởng chừng mai một không ngờ được thị trường đón nhận, số lượng đơn đặt hàng ngày một tăng.

Hiện nay, làng nghề đang xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm mỹ nghệ phục vụ du khách tham quan, mua hàng lưu niệm. 

Nghề đan tre nứa ở Phước Quới đã giúp người lao động nhàn rỗi ở địa phương không chỉ góp phần bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc mình mà còn giúp bà con có thêm thu nhập. Đây cũng là mô hình đang được nhân rộng để thúc đẩy chất lượng triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại Sóc Trăng.

Về phương hướng phát triển làng nghề truyền thống để phát triển du lịch cộng đồng, các nghề như đâm cốm dẹp, vẽ tranh trên kiếng cũng đang được tỉnh Sóc Trăng quan tâm đầu tư, bảo tồn và thu hút rất nhiều khách du lịch.

Hồng Hạnh, Ngọc Dũng, Huy Linh và nhóm PV, BTV

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.