Lạng Giang (Bắc Giang): Giảm nghèo bền vững, không ai bị bỏ lại phía sau

Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 0,5 - 1%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp trọng điểm.

Công tác giảm nghèo bền vững được huyện Lạng Giang (Bắc Giang) coi là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của địa phương.

Với mong muốn giảm nghèo đa chiều, bao trùm, nhanh, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, huyện Lạng Giang đặt mục tiêu: Giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện bình quân từ 0,5 - 1%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Không còn hộ nghèo là gia đình người có công với cách mạng. 

Thời điểm 01/9/2022, toàn huyện còn 1.912 hộ nghèo, tỷ lệ 3,29% (giảm 1,16% so với năm 2021). Dự kiến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 2,4%.

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn huyện là gần 5,9 tỷ đồng. Trong đó, hơn 1,4 tỷ đồng là nguồn kinh phí 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023, nguồn vốn tỉnh phân bổ năm 2023 là gần 4,5 tỷ đồng để thực hiện 5 dự án của chương trình.

Giảm nghèo bền vững được huyện Lạng Giang coi là nhiệm vụ trọng tâm.

Huyện đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo như: Các chính sách hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn; hỗ trợ các thôn, bản khó khăn nhất; đầu tư xây dựng công trình ngầm, cầu dân sinh; hỗ trợ học sinh nội trú, bán trú, hỗ trợ đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, chính sách khác và sự giúp đỡ của các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã để tạo thêm nguồn lực trợ giúp các thôn, bản đặc biệt khó khăn cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho nhân dân…

Về đào tạo nghề, năm 2023, huyện Lạng Giang phấn đấu giải quyết việc làm cho 4.250 lao động; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động trên địa bàn phối hợp tuyển sinh và đào tạo nghề cho 3.350 người (trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng). Qua đó nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề toàn huyện đạt 82%.

UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, UBND các xã, thị trấn, cơ sở dạy nghề tăng cường tuyên truyền, định hướng và tư vấn về nghề nghiệp, chính sách đào tạo nghề và việc làm sau đào tạo đối với lao động. Thường xuyên cung cấp thông tin thị trường lao động cho người sử dụng và người lao động. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển sản xuất, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế trọng điểm nhằm giải quyết nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp.

Thực hiện tốt hỗ trợ phát triển thị trường lao động theo quy định; nâng cao hiệu quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các dự án giải quyết việc làm, chính sách tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế, tạo việc làm…

Thông qua công tác giáo dục nghề nghiệp nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; góp phần giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp.

Huyện cũng đảm bảo người nghèo trên địa bàn được thụ hưởng đầy đủ các chính sách về sinh kế. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao năng lực cho người dân trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập; gắn với quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa. 

Trên địa bàn huyện, hiện nay UBND xã Xuân Hương đang thực hiện ký hợp đồng với nhóm cộng đồng để triển khai các nội dung theo dự án đã được phê duyệt. Cùng với đó, UBND xã Dương Đức đang triển khai họp thôn để thống nhất xây dựng dự án phát triển sản xuất thông qua mô hình chăn nuôi bò sinh sản trên địa bàn, mỗi đơn vị 120 triệu đồng, riêng UBND xã Hương Sơn là 130 triệu đồng.

Nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân luôn được UBND huyện quan tâm bố trí, cân đối ngân sách cho các địa phương thực hiện, phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Về việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững, huyện đã huy động nhiều nguồn lực xã hội hóa để thực hiện với sự chung tay của các cấp, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp… Nhiều ngôi nhà khang trang đã được trao đến tay người nghèo, giúp họ an cư, tập trung phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo. 

Bên cạnh đào tạo nghề, xây dựng mô hình sinh kế, hỗ trợ nhà ở, công tác truyền thông được các cấp chính quyền, ban ngành chú trọng, nâng cao. Qua các buổi tuyên truyền, người dân, người nghèo được tiếp cận nhiều với các thông tin về chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước về Chương trình, từ đó tích cực tham gia, ủng hộ việc triển khai thực hiện các hoạt động giảm nghèo. 

Các dự án, chính sách, hoạt động giảm nghèo tiếp tục được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch, đạt hiệu quả tích cực. Nội dung hỗ trợ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành đã có sự kết hợp giữa chính quyền với các ngành, đoàn thể phát huy được sự giám sát trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, các dự án, nội dung, quy trình thực hiện của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 khác và có nhiều điểm mới so với giai đoạn trước. Vì vậy, các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn vẫn còn gặp vướng mắc trong việc triển khai thực hiện một số dự án/ tiểu dự án. 

Thời gian tới, UBND huyện đã đề nghị các cơ quan liên quan của tỉnh tăng cường tập huấn các nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững cho cán bộ cấp xã, thôn nhằm nâng cao năng lực thực hiện chương trình. Đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể bằng văn bản các nội dung khó khăn, vướng mắc nêu trên tạo sự thống nhất trong quá trình triển khai.

Với sự quyết tâm “Không ai bị bỏ lại phía sau” UBND huyện Lạng Giang phối hợp với địa phương khắc phục những khó khăn, hạn chế. Đồng thời tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, lồng ghép các nguồn lực, chương trình mục tiêu quốc gia... nhằm xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

Các địa phương tiếp tục làm tốt công tác điều tra, khảo sát, lập danh sách nắm chắc từng hộ nghèo, hộ đói để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Ban hỉ đạo xóa đói giảm nghèo của huyện và cơ sở cần phối hợp các nguồn lực hỗ trợ cho vùng nghèo, các xã và hộ nghèo... tạo điều kiện cho họ được vay vốn ưu đãi để chủ động trong sản xuất. 

Đặc biệt, tại Hội nghị Kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững 7 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023 vào chiều 4/8, ông Nguyễn Văn Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lạng Giang đã có một số yêu cầu trong thực hiện công tác giảm nghèo. Cụ thể:

Các xã, thị trấn, các cơ quan được giao chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án; bám sát Nghị định số 27, Nghị định số 38 và hướng dẫn liên ngành của tỉnh, phấn đấu hết quý III/2023 hoàn thành các bước.

Đề nghị các đơn vị, chính quyền các xã tích cực vào cuộc, nhất là người đứng đầu quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành nếu có vướng mắc chủ động trao đổi các cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn.

Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện cần phối hợp tốt với các cơ quan, các xã thị trấn trong triển khai thực hiện. Đồng thời linh hoạt hơn trong xử lý các vấn đề để vừa bảo đảm đúng với quy định của pháp luật, vừa tạo thuận lợi nhằm hoàn thành mục tiêu, kế hoạch cũng như tiến độ giải ngân. Qua đó giúp các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo sớm được tiếp cận dự án, tạo động lực vươn lên thoát nghèo.

Thuý Tình và nhóm PV, BTV

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.