Kon Tum ưu tiên chuyển đổi số để tăng tốc phát triển KT-XH

Theo dự báo, trong 10 năm tới, thế giới tiếp tục chứng kiến những chuyển đổi lớn. Đó là xu hướng chuyển đổi số với sự chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới số. Toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội sẽ chuyển sang môi trường số.

 Dữ liệu trở thành nguồn tài nguyên và nguồn lực lớn của mỗi quốc gia. Kinh tế số trở thành động lực quan trọng để tạo lợi thế bứt phá trong phát triển kinh tế xã hội. Tại Kon Tum, chuyển đổi số được xem là một trong những lĩnh vực quan trọng được tỉnh ưu tiên đầu tư, phát triển.

Theo đó, trong năm 2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về phát triển hạ tầng số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số đã được giao trong Quyết định số 27 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và thông báo kết luận tại các phiên họp của Thủ tướng Chính phủ, cũng như các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 09 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Kon Tum đã ban hành 1 nghị quyết, 4 quyết định và 12 kế hoạch làm cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số trong năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã ban hành Kế hoạch về triển khai Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022.

Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp... đã tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia thuộc lĩnh vực, địa phương quản lý. Có 100% xã được phủ sóng 2G, 3G, 4G; hạ tầng mạng cáp quang phủ đến 100% xã và 97,7% số thôn được phủ sóng 4G. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh là 66,44%. Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh là 79,79%. Tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang băng rộng là 48,33%.

Trong năm 2022, tỉnh Kon Tum cũng tham gia các chương trình do Bộ Thông tin và Truyền thông tập huấn tại Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (One Touch), phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông chuẩn bị nội dung, hạ tầng tổ chức Chương trình bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho 566 tổ công nghệ số cộng đồng với 2.519 thành viên trên địa bàn tỉnh tham dự.

Đặc biệt, tỉnh Kon Tum đã triển khai hệ thống giám sát mã độc có chức năng cho phép quản trị tập trung; có dịch vụ, giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có khả năng phản ứng kịp thời trong việc phát hiện, phân tích và gỡ bỏ phần mềm độc hại. Đồng thời triển khai kết nối và chia sẻ thông tin giám sát với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC). Lĩnh vực chính quyền số cũng được tỉnh ưu tiên phát triển.

Tính đến 11/2022 trên Trục kết nối chia sẻ dữ liệu (LGSP) có 33.083 văn bản được gửi lên Trục liên thông văn bản quốc gia; 61.584 văn bản được nhận từ Trục liên thông văn bản quốc gia. Tỉnh đã thực hiện tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia 1.289/1.765 thủ tục hành chính của tỉnh (đạt 73.03%). 

Đặc biệt, tỉnh Kon Tum còn triển khai ứng dụng Zalo để thực hiện tra cứu kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành, các thông tin về kinh tế - xã hội nhanh chóng, hiệu quả. Sử dụng Sổ sức khỏe điện tử và triển khai ứng dụng VssID – bảo hiểm xã hội số trên điện thoại thông minh để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trong ứng dụng thay cho thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy khi khám chữa bệnh…

Để thực hiện tốt chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tăng cường thực hiện chuyển đổi số một cách tích cực, hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Quán triệt các văn bảo chỉ đạo của Trung ương, tỉnh về chuyển đổi số nhằm nâng nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về quan điểm, chủ trương và vai trò, vị trí, tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc chuyển đổi số, cũng như lộ trình xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số tỉnh Kom Tum.

Nhóm PV

Bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì ở Điện Biên

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì tập trung ở 4 xã của huyện Mường Nhé- nơi tiếp giáp với hai quốc gia  Lào và Trung Quốc.

Nghề mây tre đan giúp người Thái ở Điện Biên thoát nghèo

Nghề mây tre đan ở bản Nà Tấu 1, xã Nà Tấu (TP. Điện Biên Phủ) là một trong bốn làng nghề của tỉnh Điện Biên vừa được công nhận đủ tiêu chuẩn làng nghề truyền thống của Chính phủ.

Đảm bảo mục tiêu 100% xã đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo được truy nhập Internet

Theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, sẽ hỗ trợ thiết bị đầu cuối phục vụ học tập, thông tin liên lạc cho 800.000 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác.

Người phụ nữ 30 năm gắn bó với cây chè và người Mông Suối Giàng

Trong những năm qua, Hợp tác xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được bà con tin yêu gọi là “Hợp tác xã đồng bào” bởi 20 thành viên của HTX chủ yếu là đồng bào dân Mông, Dao.

Bà con dân tộc Tày, Nùng ở Trùng Khánh thoát nghèo nhờ làm homestay

Với lợi thế cảnh quan gồm hang động, thác nước và núi non hùng vĩ, nguyên sơ như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Mắt Thần Núi… huyện Trùng Khánh (Cao Bằng)

Xã “ trầm hương”: người dân thu nhập hàng tỷ đồng nhờ cây gió Trầm

Cây Gió trầm là loại cây thân gỗ, xuất hiện từ lâu và đã phát triển địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê. Trong nhiều năm qua, người dân đã nhân giống và phát triển trong các vườn hộ. Tại Phúc Trạch, 100% hộ gia đình trồng cây Gió Trầm.

Tổ chức carnaval: Tôn vinh các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS

Tỉnh Lai Châu đầu tư tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu, trong đó đặc biệt là Carnaval để tập trung quảng bá hình ảnh về đất và người Lai Châu

Bưởi Phúc Trạch “ chuyển đổi số” giúp người dân Hương Trạch thoát nghèo

Hương Trạch là xã miền núi của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, nằm cách trung tâm huyện khoảng 20km, với tổng diện tích tự nhiên 11.230,06 ha, dân số gần 2000 hộ.

Nghề mây tre đan thủ công mang lại nguồn thu nhập cao cho đồng bào Thái tại Yên Khê

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế từ nghề truyền thống, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An đã không ngừng đẩy mạnh công tác bảo tồn, duy trì và phát huy hiệu quả các ngành nghề truyền thống.

Cao Bằng: Trồng nấm sạch mang lại thu nhập cao

Có thể coi mô hình trồng nấm hữu cơ, trồng nấm trái vụ công nghệ cao ở thành phố Cao Bằng là điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần xây dựng nông thôn mới.