Kiên Giang sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo

Tỉnh Kiên Giang triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã huy động nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, vùng đồng bào dân tộc, xã biên giới, ấp đặc biệt khó khăn.

Tỉnh ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo (cấp bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, đầu tư hệ thống thông tin cơ sở...) giúp nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ xã hội cơ bản theo hướng tiếp cận đa chiều.

Đồng thời, Kiên Giang cũng tập trung đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các mô hình đa dạng hoá sinh kế và mô hình giảm nghèo… với nguồn vốn trên 200 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016 – 2020, tỷ lệ hộ nghèo của Kiên Giang giảm 7,09%, bình quân giảm 1,77%/năm. 

Ngoài ra, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức, cá nhân vận động trên 130 tỷ đồng, hỗ trợ trên 47.000 người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trong các dịp lễ, Tết, cứu trợ thiên tai, hoả hoạn. Hỗ trợ xây dựng 2.607 nhà đại đoàn kết và nhà ở người nghèo, sửa chữa 106 căn và xây dựng 55 cầu giao thông nông thôn. Hỗ trợ học nghề cho 15.092 lao động là người nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật...

Hàng năm, tỉnh giải quyết việc làm cho trên 35.000 lao động, tham mưu UBND tỉnh tổ chức các đoàn đi thăm, tặng trên 39.000 suất quà với tổng số tiền hơn 27,4 tỷ đồng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo. 

Hệ thống chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội ngày càng được tăng cường, hoàn thiện và hiệu quả hơn. Hàng năm, các sở, ban ngành tỉnh và địa phương đã kịp thời tiếp nhận, giải quyết những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện, góp phần hỗ trợ người nghèo cải thiện một phần về điều kiện sống, được người dân đồng tình ủng hộ như chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi...

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỷ lệ hộ nghèo của Kiên Giang giảm 7,09% (bình quân giảm 1,77%/năm). Trong đó, có 3 huyện, thành phố có tỷ lệ dưới 1% (Phú Quốc, Kiên Hải và Rạch Giá), 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu nhưng còn cao so với các huyện còn lại (Giang Thành 7, 96%, U Minh Thượng là 6,32% và An Minh là 5,04%)…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung cho biết, tỉnh thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Tỉnh hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Tỉnh phấn đấu năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều dưới 2%; giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển; 50% số xã, ấp đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn. Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh cơ bản không còn ấp, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Theo đó, Kiên Giang triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ và các chương trình, dự án, chính sách của tỉnh về công tác giảm nghèo bền vững gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh chú trọng thực hiện tốt, đạt hiệu quả chính sách, chương trình về giảm nghèo. Ưu tiên các chính sách hỗ trợ có điều kiện, tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo; bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động; các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo.

Các ngành chức năng cùng với huyện, thành phố xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững phù hợp với từng địa bàn để tạo việc làm, sinh kế lâu dài, có thu nhập ổn định cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.

Quan tâm giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp; hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm; bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, góp phần đảm bảo phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.

Tỉnh tập trung huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Sử dụng hiệu quả, kịp thời nguồn vốn của Trung ương cấp cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chủ động bố trí ngân sách địa phương, huy động các nguồn lực khác cho mục tiêu giảm nghèo bền vững. 

Trong đó, tỉnh ưu tiên phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đưa người nghèo đi lao động, làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đầu tư kết cấu hạ tầng các ấp, xã đặc biệt khó khăn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cũng cho hay, tỉnh phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng chung tay thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Kiên Giang chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no của người dân và cộng đồng.

 Bích Phương, Anh Dũng, Lê Dũng

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.