Hợp tác xã cùng nông dân canh tác cà phê, giúp giảm nghèo bền vững

Những hợp tác xã (HTX) nông nghiệp canh tác cây cà phê, kết nối với doanh nghiệp thu mua sản phẩm ổn định, đã giúp cho nông dân tăng thu nhập, góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững ở xã Glar (Gia Lai).
W-htx-ca-phe-ng-hue-2-1.jpg

Xã Glar, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) có 9 thôn, với 2.428 hộ dân, 9.850 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ 98% dân số toàn xã. Người dân trong xã sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp với những loại cây trồng chính như: gần 2.000 ha cà phê, 809 ha lúa (lúa vụ Đông Xuân 189 ha, lúa vụ mùa 620 ha), 103 ha cây ăn quả, 253 ha cao su và một số cây trồng khác; phát triển chăn nuôi với khoảng 2.200 con bò, hơn 3.600 con heo, gần 300 con dê và trên 10.000 con gia cầm...

W-htx-ca-phe-ng-hue-3-1.jpg

Để giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể và phân công thành viên phụ trách giúp đỡ các hộ thoát nghèo. Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực phát triển sản xuất, vận động người dân liên kết với các hợp tác xã trên địa bàn để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. 

W-htx-ca-phe-ng-hue-4-1.jpg

Để giúp các thành viên và người dân xã Glar, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tư duy sản xuất cà phê sạch bền vững, canh tác lúa nước, chanh dây theo hướng hữu cơ, HTX đã hướng dẫn người dân sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế. 

W-htx-ca-phe-ng-hue-1.jpg

Nhờ canh tác theo hướng hữu cơ, nên nhiều năm nay đất trồng cà phê của các hộ dân đã không còn bị chai, cứng mà dần tơi xốp hơn. Trong đất có nhiều vi sinh vật sinh sống. Cây cà phê cũng đang khoẻ dần, năng suất ổn định, không bị tình trạng năm được mùa, năm mất mùa.

W-htx-ca-phe-ng-hue-6-1.jpg

"Từ khi liên kết cùng các HTX nông nghiệp, tôi được tham gia học hỏi các phương thức chăm sóc, bón phân, thâm canh cà phê hiệu quả hơn. Nhờ những kiến thức đó, ngày xưa 1 hecta chỉ thu hoạch được 1 -2 tấn nhưng hiện tại thì khoảng 3 tấn, lợi nhuận mỗi vụ hơn 100 triệu", anh Rôn, người dân địa phương, chia sẻ.

W-htx-ca-phe-ng-hue-9-1.jpg

Mô hình này đã làm thay đổi tư duy của người dân từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang liên kết sản xuất, tập trung, áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững, đạt tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến xuất khẩu.

W-htx-ca-phe-ng-hue-14-1.jpg

Qua 3 năm triển khai, các HTX nông nghiệp đang liên kết với hơn 500 hộ dân (trên 90% là hộ đồng bào dân tộc thiểu số) trên toàn huyện Đak Đoa. Quy trình canh tác kỹ càng theo định hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp xanh, sạch đã giúp người dân giảm chi phí đầu tư 10-15 triệu đồng/ha.

W-htx-ca-phe-ng-hue-10-1.jpg

Anh Siêng, Bí thư chi bộ thôn Dôr 1, cho biết trước đây, cuộc sống của người dân gặp khó khăn, đa phần trông chờ vào vài sào lúa rẫy. Từ khi tham gia vào các hội nhóm sản xuất, làm kinh tế và có sự hỗ trợ của các HTX nông nghiệp các cá nhân đều biết làm cà phê, nâng cao khả năng, kỹ năng làm nông nghiệp và nâng cao kinh tế. 

W-htx-ca-phe-ng-hue-12-1.jpg

Thời gian qua, xã Glar đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, tập trung thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ điều kiện sản xuất cho người nghèo, cận nghèo và hộ vừa thoát nghèo; đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; đào tạo nghề, giải quyết việc làm; chuyển đổi cây trồng, tái canh cà phê; thực hiện tốt cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, kết nối tiêu thụ sản phẩm…

W-htx-ca-phe-ng-hue-13-1.jpg

Theo thống kê, đến cuối năm 2023, toàn xã Glar đã có 18 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, giảm hộ nghèo toàn xã xuống còn 87 hộ (chiếm 3,58%), hộ cận nghèo là 150 hộ (chiếm 6,18%). Xã phấn đấu năm 2024 sẽ cố gắng giảm thêm 38 hộ nghèo.

Hoàng Minh

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.