Hà Giang: Nhân rộng mô hình sinh kế giảm nghèo phù hợp nhu cầu địa phương

Tỉnh Hà Giang đã cụ thể hoá việc hỗ trợ sinh kế, giúp người nghèo và đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước xoá đói, giảm nghèo.

Việt Nam đang thực hiện Chương trình giảm nghèo theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, trong đó về thu nhập, cao hơn gần gấp 2 lần so với chuẩn nghèo của giai đoạn 2016 - 2020. Tiêu chuẩn thiếu hụt các dịch vụ xã hội cùng các chỉ số xem xét cũng cao hơn. 

Muốn đạt được 4 chỉ tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có tỷ lệ hộ nghèo duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm, cần phải lựa chọn đầu tư vào các mô hình sinh kế thông minh, phù hợp. 

Vì vậy, ở giai đoạn này, đầu tư vào những mô hình sinh kế là đầu tư vào con người, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của họ. Các mô hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch cộng đồng cần chú ý đến sự phù hợp với đặc điểm của địa phương, nhu cầu của hộ nghèo. 

Tại Hà Giang, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bằng các chương trình, dự án, tỉnh đã cụ thể hoá việc hỗ trợ sinh kế, giúp người nghèo và đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước xoá đói, giảm nghèo.

Tỉnh Hà Giang có nhiều mô hình sinh kế giúp giảm nghèo hiệu quả. 

Từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỉnh tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn.

Tỉnh Hà Giang đã hỗ trợ người dân về giống cây trồng, giống vật nuôi, vật tư, xây dựng mô hình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật các mô hình...

Nhiều mô hình sinh kế đã giúp giảm nghèo hiệu quả. Tiêu biểu như mô hình du lịch cộng đồng của một số thanh niên người Dao ở huyện Hoàng Su Phì, mô hình trồng củ cải hữu cơ xuất sang Nhật, mô hình chăn nuôi gà bản địa - gà H’Mông thương phẩm…

Đặc điểm chung của các mô hình sinh kế này đều đậm nét văn hóa bản địa trên từng sản phẩm, dịch vụ nên mang tính đặc thù riêng biệt và phát huy được thế mạnh của từng địa phương. Chính quyền, các tổ chức chính trị ở cơ sở địa phương đã hỗ trợ tạo sự kết nối tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình còn có tác động phát triển du lịch trên địa bàn, phát huy giá trị tri thức của địa phương… 

Sự hỗ trợ của các nhà khoa học, doanh nghiệp thể hiện bằng việc đào tạo, huấn luyện cho người nghèo phát huy khả năng, ý tưởng và thế mạnh của từng địa phương một cách bài bản, khoa học, giúp họ có những kiến thức về thị trường, về sản phẩm, về marketing và kiến thức về quản lý chuỗi, quản lý công nghệ theo từng mô hình sinh kế. Cung cấp dịch vụ cho các gia đình để họ có các kỹ năng cần thiết sản xuất ra các sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, theo nhu cầu của doanh nghiệp liên kết chuỗi.

Xã Xín Mần là một trong 4 xã biên giới của huyện Xín Mần, có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài 4.772m. Mô hình trồng củ cải xuất khẩu theo quy trình hữu cơ được trồng thử nghiệm ở 14 hộ dân ở xã. Sau 3 tháng, cây củ cải cho sản lượng 120 tấn/4ha, thu nhập hơn 80 triệu/ha, cao gấp 4 lần so với trồng ngô. Các doanh nghiệp và hợp tác xã đã tiến hành thu mua 100% sản lượng với mức giá là 2.000 đồng/kg. 

Hiệu quả từ việc thử nghiệm trồng củ cải ở xã Xín Mần đã từng bước tạo vùng nguyên liệu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với mục tiêu ổn định, lâu dài, từ đó tạo thu nhập ổn định cho nhân dân vùng biên giới.

Đặc biệt, chương trình liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản theo chuỗi giá trị giữa UBND huyện Xín Mần và đơn vị tư nhân giai đoạn 2021 - 2025 đã mang lại những nét mới cho ngành nông nghiệp huyện Xín Mần. Theo đó, đã hỗ trợ nông dân chuyển giao khoa học kỹ thuật, thay đổi tư duy sản xuất, tạo thêm việc làm cho các lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Ngoài củ cải, huyện còn phối hợp với đơn vị này thực hiện các dự án trồng khảo nghiệm 3 ha gừng trâu và 0,5 ha củ kiệu tại thị trấn Cốc Pài; trồng 4 ha măng bát độ tại xã Nà Chì; 0,3 ha dưa chuột ở xã Tả Nhìu. Quá trình khảo sát dự án được triển khai rất bài bản, kỹ lưỡng. 

Hay mô hình chăn nuôi gà bản địa - gà H’Mông thương phẩm có sử dụng đệm lót theo hướng an toàn sinh học cũng ghi được những dấu ấn nhất định. Chương trình hỗ trợ 50% con giống, thức ăn, vắc xin, đồng thời hỗ trợ công lao động, chuyển giao kỹ thuật cho bà con khi tham gia mô hình. 

Gà H'Mông là giống gà bản địa đã được nuôi từ rất lâu, có nguồn gen quý, có sức đề kháng tốt, dễ thích ứng, có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon, chất lượng, được người tiêu dùng trên thị trường ưa chuộng. Nhằm duy trì và phát triển chăn nuôi gà bản địa đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu thị trường, mô hình đã được triển khai ở một số địa phương, trong đó hiệu quả nhất là tại thành phố Hà Giang.

Việc triển khai thành công mô hình chăn nuôi gà bản địa đã từng bước làm thay đổi tư duy nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đặc biệt là các loại cây, con đặc sản vừa mang tính lâu dài và bền vững. Từ đó tăng thêm thu nhập cho người dân, mở ra một nghề mới trong chăn nuôi trên địa bàn, tạo thêm việc làm cho người lao động.

Thời gian tới, Hà Giang sẽ nỗ lực cao nhất để sắp xếp các dự án phù hợp, sát thực tiễn, nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, chú trọng đổi mới truyền thông về giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên của người nghèo cũng như đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. 

Quỳnh Nga

Điện thoại thông minh hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Nhờ điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử nghe nhìn và mạng internet, bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, học tập các mô hình kinh tế và bán hàng trực tuyến.

Làng Lô Lô Chải - Điểm sáng du lịch nơi địa đầu Tổ quốc

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

20.000 học sinh được tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân gia đình tại Chư Păh

Trên mảnh đất Chư Păh, năm 2021, trong 327 cặp kết hôn, thì có tới 76 cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Với quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, chính quyền huyện Chư Păh đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm đẩy lùi nạn tản hôn.

Kết nghĩa thôn, buôn - cách làm mới hiệu quả tại Krông Pắk

Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.

Bảo tồn âm thanh “giữ hồn” của dân tộc Giẻ Triêng

Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, nhà nước, đồng bào Gié Triêng ở Đắk Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum) đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nạn tảo hôn dần vắng bóng trên mảnh đất Kon Plong

Nhờ nhiều hoạt động tuyên truyền quyết liệt, trong những năm gần đây, tổng số trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện Kon Plong có xu hướng giảm dần theo từng năm, không có hôn nhân cận huyết thống.

Phát huy vai trò y tế thôn bản trong chăm sóc sức khoẻ cộng động

Là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là người nghèo tại vùng sâu, vùng xa.

Yên Bái: Nhiều người dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động

Huyện Văn Yên là địa phương có số người đi lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh Yên Bái. Nhờ nguồn vốn tiết kiệm từ người xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã xóa đói giảm nghèo.

Đổi thay tích cực ở thôn nghèo "ba không" vùng cao Lào Cai

Từ một thôn "ba không" với không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại di động… sắp tới thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

Hơn 600 hộ nghèo, cận nghèo Lào Cai được xây mới, sửa chữa nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lào Cai triển khai hỗ trợ nhà ở cho 7.555 hộ nghèo ở 4 huyện với tổng kinh phí khoảng 415 tỷ đồng.