Giảm nghèo bền vững từ bảo vệ môi trường tại xã đảo Thạnh An

Người dân xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM) đang từng ngày nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với bảo vệ môi trường biển, xây dựng địa phương xanh, du lịch sinh thái, thân thiện môi trường.
W-thanh-an-ng-hue-4-1.jpg

Thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững của TP.HCM, huyện Cần Giờ đã có nhiều giải pháp nâng cao thu nhập, đời sống của người dân, không để tái nghèo, góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội đặc biệt là ở xã đảo Thạnh An.

W-thanh-an-ng-hue-11-1.jpg

Xã đảo Thạnh An (Cần Giờ) nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 70km về hướng đông, là vùng đặc biệt khó khăn của thành phố. Xã có địa hình trũng thấp thường xuyên bị ngập do triều, mật độ dân cư cao nhưng không có khả năng mở rộng diện tích, khó có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Với vị trí địa lý đặc biệt, một thời gian dài người dân trên đảo sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu cơ sở vật chất. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đảo luôn khắc phục khó khăn, từng bước xây dựng và phát triển địa phương.

W-thanh-an-ng-hue-14-1.jpg

Hiện nay, người dân muốn ra đảo Thạnh An vẫn phải di chuyển bằng phương tiện duy nhất là những chuyến đò từ bến đò Cần Thạnh (thị trấn Cần Giờ). Một ngày có khoảng 12 chuyến đò chở người qua lại giữa thị trấn Cần Thạnh và xã đảo Thạnh An. Mỗi chuyến mất khoảng 30-40 phút.

W-thanh-an-ng-hue-8-1.jpg

Từ xuất phát điểm thấp, xã đảo Thạnh An đã tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, tận dụng những lợi thế về du lịch, nuôi trồng thủy sản cùng với các nguồn lực khác để hôm nay, vùng đất này đã có những khởi sắc, từng bước nâng cao chất lượng đời sống người dân.

W-thanh-an-ng-hue-7-1.jpg

Các công trình hạ tầng kỹ thuật về điện, nước, chiếu sáng, viễn thông, đường giao thông đã hoàn thành, giúp cho diện mạo của xã khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân. Trong ảnh là hoạt động vận chuyển hàng hoá thông qua đường thuỷ tới xã đảo Thạnh An.

W-thanh-an-ng-hue-12-1.jpg

Các hoạt động khác ở lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục cũng đã được các đơn vị quan tâm thực hiện, hỗ trợ đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại, chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân xã đảo.

W-thanh-an-ng-hue-3-1.jpg

Với tổng diện tích khoảng 131km2, khoảng 5000 cư dân trên đảo đa phần theo nghề đánh bắt hải sản và làm muối. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều bà con bà con đã chuyển qua nuôi hàu mang lại giá trị kinh tế cao.

W-thanh-an-ng-hue-9-1.jpg

Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, đời sống sức khoẻ, tinh thần của người dân xã đảo cũng được nâng cao. Bên cạnh đó, quan tâm động viên tinh thần và chăm lo chế độ, chính sách, điều kiện, phương tiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên ở xã, ấp. 

W-thanh-an-ng-hue-10-1.jpg

Nằm trong tổng thể phát triển kinh tế biển huyện Cần Giờ thành thành phố nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Huyện Cần Giờ đẩy mạnh phát triển du lịch xã đảo Thạnh An theo từng giai đoạn mà trước mắt là tập trung khai thác lợi thế biển của xã đảo. Trong ảnh là khu chợ nhỏ bán thủy sản trên đường xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.

W-thanh-an-ng-hue-1.jpg

Từ cuối năm 2017, Sở TN&MT đã phối hợp với UBND huyện Cần Giờ hỗ trợ Thạnh An triển khai mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng nhằm phát huy vai trò của mỗi người dân Thạnh An trong gìn giữ môi trường xã đảo. Với định hướng xây dựng và phát triển huyện Cần Giờ trở thành thành phố biển mang đặc trưng của một thành phố tăng trưởng xanh, thông minh, thân thiện môi trường... 

W-thanh-an-ng-hue-2-1.jpg

Triển khai Chương trình giảm sử dụng túi nilon khó phân hủy trên địa bàn xã Thạnh An. Mục tiêu đến năm 2025, 100% khách du lịch và người dân trên xã đảo Thạnh An không sử dụng túi nilon khó phân hủy. 

W-thanh-an-ng-hue-5-1.jpg

Với Dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn đảm bảo quốc phòng - an ninh xã đảo Thạnh An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, các sở, ngành tại TP.HCM đặc biệt là huyện Cần Giờ tiếp tục tập trung giải pháp đồng bộ xây dựng xã đảo Thạnh An vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với bảo vệ môi trường biển, từng bước xây dựng xã đảo Thạnh An thành xã đảo xanh, du lịch sinh thái, thân thiện môi trường. 

W-thanh-an-ng-hue-6-1.jpg

Thời gian tới, chính quyền địa phương với nhiều chính sách phát triển, tiếp tục cùng nhân dân xã đảo Thạnh An phát huy truyền thống chịu thương, chịu khó, luôn vượt qua khó khăn, thử thách vươn lên trong cuộc sống; kiên cường bám biển, bám đảo góp phần gìn giữ biên cương Tổ quốc.

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.