Động lực thoát nghèo từ phát triển chăn nuôi hàng hoá

Huyện Bắc Mê đẩy mạnh hỗ trợ người nghèo, cận nghèo thông qua các cơ chế như hỗ trợ kỹ thuật, con giống, làm chuồng trại nuôi nhốt... để phát triển chăn nuôi hiệu quả.

Phát triển chăn nuôi toàn diện, tăng cả về số lượng và chất lượng, trọng tâm là chăn nuôi trâu bò hàng hóa để hỗ trợ người dân, đặc biệt là những hộ nghèo, cận nghèo ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải tạo giống là hướng đi của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang trong công tác giảm nghèo. 

Giúp người dân phát triển chăn nuôi hiệu quả, huyện đã đẩy mạnh hỗ trợ người nghèo, cận nghèo thông qua các cơ chế như hỗ trợ con giống, làm chuồng trại nuôi nhốt, hỗ trợ lãi suất mua trâu bò sinh sản, cải tạo đàn giống, thụ tinh nhân tạo... Đây là nền tảng để người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo có động lực phát triển kinh tế hàng hóa, nâng cao thu nhập.

Huyện Bắc Mê hỗ trợ người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để phát triển kinh tế. 

Những hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu cả về vốn, kiến thức chăn nuôi nên nếu không có sự hỗ trợ sẽ không có động lực, nền tảng làm đòn bẩy để đi lên. Trong khi điều kiện tự nhiên của địa phương vốn rất khắc nghiệt, sản xuất, chăn nuôi bị tác động bởi thời tiết như lũ quét, rét đậm rét hại.

Nhờ nguồn vốn mồi và sự đồng hành của cơ quan chuyên môn trong quá trình chăn nuôi, đến nay, đàn gia súc hàng năm của huyện Bắc Mê đã tương đối ổn định. Đàn trâu đạt trên 18.0000 con, đàn bò trên 7.400 con, đàn lợn gần 49.000 con và đàn dê trên 22.000 con. Hiện tại, các thôn của huyện đều có mô hình điểm về chăn nuôi trâu bò gắn với trồng cỏ để bảo đảm sản xuất theo hướng hàng hóa và tận dụng lợi thế địa phương.

Trên địa bàn xã Phiêng Luông có Tổ hợp tác chăn nuôi bò hàng hóa. Mỗi thành viên đầu tư nuôi 4 - 15 con trâu, bò nhốt chuồng mang lại thu nhập từ 100 – 250 triệu đồng/năm. Phương thức được các thành viên triển khai là chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, sử dụng đệm lót vào mùa đông và rắc men vi sinh khử mùi vào mùa hè.

Phương pháp nuôi trâu, bò nhốt chuồng không tốn kém nhiều về kinh tế, không mất công chăn thả, người nuôi chỉ cần đầu tư một lần và thực hiện tốt công tác tiêm phòng đầy đủ cho gia súc. Việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, giúp thay đổi tập quán từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Đây là hướng đi mới giúp cho nhiều hộ dân thực sự thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Một mô hình đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi cũng đang mang lại hiệu quả cao là Hợp tác xã Hải Yến, thị trấn Yên Phú, chuyên nuôi lợn đen, gà, vịt và chim bồ câu. Khu vực nuôi lợn của hợp tác xã được đầu tư chuồng trại kép kín, bảo đảm vệ sinh môi trường và máng ăn đảm bảo an toàn thực phẩm. Hệ thống chuồng còn có quạt thông gió làm mát và hệ thống vòi tự động để khử trùng, vệ sinh. 

Riêng với đàn lợn, để ngăn ngừa một số bệnh như viêm phổi, dịch tả, cúm mùa… hợp tác xã đã chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa và sử dụng những sản phẩm hữu cơ như tỏi, gừng... cùng một số cây thuốc bản địa để ngâm ủ, chiết xuất cho lợn ăn kèm với thức ăn ủ chua nhằm tạo thêm sức đề kháng. Đặc biệt, lợn nuôi trong trang trại không được tiếp xúc với hóa chất, chất kháng sinh và chất tạo nạc.

Trung bình mỗi năm, Hợp tác xã Hải Yến xuất bán 2 lứa lợn, đồng thời cung cấp cho thị trường trên 450 con lợn giống, trên 2.000 con gà, vịt.

Mô hình sản xuất của Hợp tác Hải Yến đã góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương. Giai đoạn tới, hợp tác xã đặt mục tiêu mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng bền vững, đảm bảo an toàn sinh học, phát triển thêm đàn lợn nái để làm đầu mối cung cấp giống lợn đen cho người dân trên địa bàn.

Ngoài các hợp tác xã, tổ hợp tác, nhiều người dân Bắc Mê cũng được tuyên truyền, áp dụng mạnh mẽ khoa học tiến bộ vào phát triển kinh tế. Nhờ đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân tiêu biểu vươn lên làm giàu, thoát nghèo tại địa phương. 

Điển hình là anh Trần Văn Vịnh, Bí thư Chi bộ kiêm Chi hội trưởng Nông dân thôn Nà Phia, thị trấn Yên Phú. Khi mới lập gia đình, vợ chồng anh Vịnh chỉ có mấy sào ruộng, nuôi gà để duy trì cuộc sống. Các con ra đời phải chi tiêu nhiều thứ nhưng thu nhập không có, kinh tế rất khó khăn. 

Với bản tính chăm chỉ, chịu khó, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, vợ chồng anh quyết tâm phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Anh tích cực học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, các kênh thông tin để áp dụng phát triển mô hình, tìm hướng đi đúng, áp dụng phương pháp chăn nuôi, phát huy tiềm năng, thế mạnh tại địa phương. 

Khu chuồng nuôi lợn được anh phủ một lớp đệm gồm mùn cưa, cám gạo và chế phẩm sinh học trộn đều để lên men và rải vào chuồng (nền chuồng bằng đất được san phẳng và đầm nén chặt) với độ dầy của đệm lót khoảng 30 - 40 cm, sau đó thả lợn vào nuôi nên không lo có mùi hôi thối. Khi đến chu kỳ dọn dẹp, thay thế, đệm lót sẽ được sử dụng làm phân bón rất tốt cho cây trồng. 

Thức ăn cho lợn được chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương như ngô, lúa, khoai, sắn… và thân cây chuối được ủ lên men bằng chế phẩm sinh học kích thích tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Lợn ăn nguồn thực phẩm này sẽ phát triển bình thường mà không cần sử dụng thêm loại thức ăn công nghiệp nào khác.

Anh Vịnh khẳng định, nuôi lợn sạch theo hướng hữu cơ sẽ giải quyết rất tốt vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao, đàn lợn ít ốm vặt, phát triển tốt.

Mô hình kinh tế với 100 con dê, 400 con gia cầm, 3 con trâu và trên 60 con lợn đã giúp anh thu nhập trên 120 triệu đồng/năm. Tất cả đều được vợ chồng anh đưa công nghệ sinh học vào chăm sóc nuôi dưỡng. 

Đến nay, vợ chồng anh đã thoát nghèo và còn hỗ trợ, tư vấn cho các hộ khác cùng làm giàu. Cụ thể là tăng cường phát triển chăn nuôi; tích cực phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm, phương pháp làm ăn đạt hiệu quả kinh tế.

Cơ sở chăn nuôi tổng hợp của anh Trần Văn Vịnh còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 12 - 14 người. Bên cạnh đó, giúp đỡ hộ nghèo, hộ khó khăn trong việc hỗ trợ cây, con giống, cụ thể hỗ trợ 20 con giống với số tiền 50 triệu đồng.

Với trên 10.456 hộ sản xuất nông nghiệp, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 45,4%; hộ cận nghèo chiếm 18,47%, những tấm gương như anh Trần Văn Vịnh; mô hình sản xuất chăn nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật của Hợp tác xã Hải Yến, Tổ hợp tác Phiêng Luông… sẽ góp phần thúc đẩy nhân dân phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều mô hình mới, giúp huyện Bắc Mê nhanh chóng và hoàn thành mục tiêu thoát nghèo vào năm 2025.

Võ Thu và nhóm PV

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.