Đồng bào Mường ở Phú Thọ thoát nghèo nhờ trồng chè sạch

Nhờ ứng dụng công nghệ trồng chè sạch, nhiều hộ gia đình người dân tộc Mường ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã thoát nghèo.

Long Cốc là một trong những xã miền núi thuộc diện xã 30a của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có trên 93,3% là người dân tộc Mường. 

Bà Phạm Thị Hạnh, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất chè an toàn Long Cốc cho biết, nguồn thu nhập chính của người dân là các sản phẩm nông nghiệp, trong đó cây chè được xác định là cây chủ lực. Theo thống kê, toàn xã Long Cốc có 678 ha chè. Sản lượng chè búp hàng năm khoảng 10.000 tấn. 

Trước đây, sản phẩm chè của các hộ gia đình chủ yếu là chè búp tuơi bán cho các thương lái. Người dân chưa có điều kiện để đầu tư vào chế biến chè, giá bán chè nguyên liệu thường bấp bênh, bị thương lái ép giá. Vì vậy thu nhập thấp, đời sống khó khăn, túng thiếu, tỷ lệ hộ nghèo cao. 

Đồi chè Long Cốc. 

Chính vì thế, nhu cầu cần có một tổ chức khâu kết nối người sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tăng thu nhập cho người trồng chè, đồng thời góp phần vào công tác giảm nghèo của địa phương là rất cần thiết.     

Bà Hạnh là một trong những hộ nghèo của địa phương. Quanh năm cả gia đình trông chờ vào việc thu hái chè thuê, trồng một sào chè để trang trải cho các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Tuy nhiên, thu nhập rất bấp bênh, giá chè rẻ…

Sau khi được tham dự các chương trình tập huấn, quan sát cách sản xuất nông nghiệp sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà Hạnh ấp ủ việc thay đổi cách sản xuất nông nghiệp ở quê hương mình. Bà cũng chủ động tìm tòi thông tin qua báo chí, qua các phương tiện thông tin về các các mô hình làm ăn, các phương thức giúp người nghèo đổi đời…

Tiếp sức cho ý chí thoát nghèo của bà Hạnh, năm 2015, chính quyền xã Long Cốc và Dự án “Nâng cao năng lực và tiếp cận cộng đồng” của tổ chức phi chính phủ Quỹ Úc vì nhân dân châu Á - Thái Bình Dương đã hỗ trợ bà thành lập Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Long Cốc với 3 thành viên nòng cốt. Tổ hợp tác được dự án hỗ trợ một máy hút chân không để đóng gói sản phẩm, đồng thời cho vay 30 triệu đồng để mua sắm thiết bị chế biến.

Mục tiêu của mô hình là hướng người dân sản xuất và chế biến chè an toàn, chè sạch, tiến tới xây dựng thương hiệu chè hữu cơ của Long Cốc nhằm tăng thu nhập cho người trồng chè và có sản phẩm tốt cung cấp cho xã hội. 

Bà Phạm Thị Hạnh đang giới thiệu một sản phẩm chè đạt OCOP 4 sao

Ngay sau khi thành lập, Tổ hợp tác đã bắt tay xây dựng quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là không sử dụng phân hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc sâu hóa học. Trong chế biến không có chất thải ra môi trường (bao gồm chất thải rắn, chất lỏng và khí thải) góp phần gìn giữ môi trường và tạo thành ý thức cho người sản xuất trong bảo vệ môi trường. Chú trọng các nguyên tắc an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời hình thành mạng lưới liên kết với các hộ dân trên địa bàn phát triển các vùng chè an toàn theo hướng hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị, từng bước nâng cao chất lượng và phát triển thương hiệu: Chè an toàn Long Cốc.

“Trồng chè theo hướng hữu cơ chắc chắn vất vả, khó khăn hơn, sản lượng ít nhưng khi thu hoạch đạt được chất lượng chè ngon, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tôi nghĩ đây cũng là xu thế sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Người trồng và chăm sóc cũng không bị ảnh hưởng bởi hóa chất, vì nếu dùng các chế phẩm hóa học, người trồng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên do phải tiếp xúc chất độc hại hàng ngày”, bà Hạnh nói.

Năm 2018, Hợp tác xã Sản xuất chè an toàn Long Cốc được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ tổ hợp tác và kết nạp thêm 10 thành viên, nâng tổng số hội viên lên 13, liên kết với 20 hộ sản xuất chè nguyên liệu. Bà Hạnh cho đầu tư đồng bộ hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ quy trình sản xuất và chế biến chè, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình này để tạo ra sản phẩm chè sạch.

“Ban đầu tôi thành lập hợp tác xã chỉ có 1,2 hộ hưởng ứng bởi hay đổi nhận thức, tư duy sản xuất của người dân phải là một quá trình. Việc bỏ lối sản xuất cũ nhẹ nhàng hơn sang trồng kỹ thuật mới, nhiều công đoạn hơn, sản lượng lại thấp là điều không đơn giản. Tuy nhiên, khi chè tôi sản xuất theo công nghệ sạch bán được giá thành cao gấp 3 lần so với chè trồng kiểu cũ, nhiều người đã nhìn nhận ra vấn đề nên bắt đầu học hỏi, tìm hiểu và trồng theo”, bà Hạnh cho biết thêm.

Hiện hợp tác xã đang trở thành cầu nối liên kết, giải quyết khó khăn về giống, phân bón, khoa học - kỹ thuật, đầu ra sản phẩm và nâng cao thu nhập cho thành viên.

Ngoài việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, chuyển giao các công nghệ mới, hợp tác xã còn hỗ trợ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao tiêu sản phẩm… Đặc biệt, để có được sản phẩm chè sạch, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, hợp tác xã luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc, chế biến theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, an toàn sinh thái.

Trong quá trình chăm sóc, các thành viên, hộ trồng chè liên kết bán nguyên liệu cho hợp tác xã đều phải cam kết thực hiện tiêu chuẩn sản xuất sạch, như: Không dùng thuốc diệt cỏ, không dùng thuốc trừ sâu hóa học, không phun chất kích thích sinh trưởng… Các sản phẩm chè trước khi xuất bán đều được mang đi kiểm định chặt chẽ.

Đến nay, trên 95% diện tích chè xã Long Cốc được trồng và chăm sóc theo quy trình sản xuất VietGAP, an toàn sinh thái. Mỗi sản phẩm chè trước khi đưa ra thị trường đều được đóng gói theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có tem nhãn hàng và tem điện tử truy xuất nguồn gốc.

Năm 2019, Hợp tác xã Sản xuất chè an toàn Long Cốc được vinh danh đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Ngoài ra chè Long Cốc được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Các sản phẩm của hợp tác xã có chất lượng, đảm bảo an toàn, được cấp chứng chỉ an toàn thực phẩm, chứng chỉ VietGAP, được cấp chứng nhận TCVN ISO 22000:2018 cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm lĩnh vực “ Sơ chế, chế biến và đóng gói các sản phẩm chè” và được sử dụng dấu chứng nhận FAO. 

Bốn sản phẩm, gồm chè xanh Bát Tiên, chè Đinh Bát Tiên, chè Đinh Đặc Sản, chè Shan Tuyết đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 4 sao các năm 2020, 2021 và 2022. Hàng năm, hợp tác xã cung cấp cho thị trường trên dưới 10 tấn chè các loại, có giá bán từ 200.000 đồng đến 2 triệu đồng/kg.  Doanh thu mỗi năm đạt khoảng 5 tỷ đồng. 

Song song với sản xuất, phát triển kinh tế, hợp tác xã còn góp phần giải quyết việc làm thường xuyên có 10 lao động, mức thu nhập bình quân mỗi lao động từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng. Tạo thu nhập cho các hộ liên kết (trên 20 hộ người dân tộc Mường), thông qua việc thu mua nguyên liệu (chè búp tươi) với giá cao gấp đôi thậm chí gấp ba so với giá thị trường, vì phải tuân thủ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và thu hái bằng tay. Gián tiếp tạo việc làm và thu nhập cho những người bán hàng, đại lý, quảng cáo, lưu thông, tiếp thị sản phẩm… Bản thân gia đình bà Hạnh vươn lên trở thành hộ khá giả, qua đó đóng góp vào công cuộc giảm nghèo bền vững của địa phương. 

Quỳnh Nga

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.