Đẩy mạnh tư vấn việc làm cho lao động nghèo ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang)

Năm 2023, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) sẽ giải quyết việc làm mới cho 3.260 lao động; tư vấn việc làm cho trên 5.000 người. Trong đó chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm cho đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Tư vấn, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là giải pháp mang tính bền vững trong công tác giảm nghèo ở huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

Theo kế hoạch, năm 2023, huyện Chiêm Hóa sẽ giải quyết việc làm mới cho 3.260 lao động; tư vấn việc làm cho trên 5.000 người. Trong đó chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm cho đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Để thực hiện mục tiêu trên, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, xã, thị trấn thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động. Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động luôn được quan tâm, đổi mới, mang tính thiết thực, hiệu quả hơn. 

Năm 2023, huyện Chiêm Hóa dự kiến giải quyết việc làm mới cho 3.260 lao động; tư vấn việc làm cho trên 5.000 người.

Các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức như: Tổ chức giới thiệu việc làm qua các phiên giao dịch việc làm tại các xã, thị trấn; hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động. Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức tư vấn - giới thiệu việc làm trực tiếp tại các thôn. Tổ chức cho người lao động đi thực tế tại các đơn vị doanh nghiệp thực hiện công tác giải quyết việc làm.

Trong tháng 3/2023, UBND huyện tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm tại cơ sở. Bình quân mỗi xã, thị trấn tổ chức từ 1 đến 2 hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Ngoài ra, tại các buổi sinh hoạt của Đoàn, hội, họp thôn... các tổ chức chính trị - xã hội các xã, thị trấn đã lồng ghép nội dung tư vấn, giới thiệu việc làm tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên và nhân dân. 

Vinh Quang là một trong những xã đứng tốp đầu của huyện Chiêm Hóa về giải quyết việc làm cho người lao động. Xã có gần 8.000 nhân khẩu, trong đó có gần 40% người trong độ tuổi lao động. Đặc thù là xã đông dân, ít đất sản xuất, bởi vậy, việc đưa lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng.

Xã Vinh Quang chủ động phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các buổi tư vấn, tuyển dụng việc làm tại xã, thôn. Bình quân mỗi năm, xã phối hợp tổ chức từ 2 - 4 buổi tư vấn, tuyển dụng lao động tại UBND xã, nhà văn hóa các thôn.

Nhờ thực hiện tốt liên kết với các doanh nghiệp tuyển dụng, số lượng lao động địa phương đi làm việc tại các cụm công nghiệp ngày càng tăng, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập bình quân của người dân trong xã, cải thiện đời sống cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo. Hiện thu nhập bình quân của xã là 56 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,43%.

Bên cạnh giới thiệu việc làm, xã xác định đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng phải gắn với công tác giảm nghèo bền vững.

Xã Vinh Quang phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của huyện mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn với ngành nghề đa dạng nhưng phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình về dạy nghề cho lao động nông thôn; đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động nông thôn để tổ chức triển khai, theo dõi, đánh giá. Qua đó góp phần làm thay đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện có hiệu quả Chương trình xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Xã Bình Nhân hiện có 56 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Trung Quốc. Cùng với việc đẩy mạnh kết nối, tư vấn, giới thiệu việc làm, năm 2023, xã tiếp tục thực hiện tốt việc liên kết với các đơn vị tuyển dụng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để giới thiệu, tuyển dụng lao động trên địa bàn.  

UBND xã cũng yêu cầu các đơn vị tuyển dụng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải chấp hành nghiêm túc các cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động trong quá trình tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Số lao động của địa phương đi làm việc trong nước và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được địa phương quản lý chặt chẽ.

Việc đa dạng hóa công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề của huyện Chiêm Hóa sẽ giúp người lao động, người nghèo được tiếp cận, tìm hiểu, cập nhật thông tin thị trường lao động để định hướng và chọn lựa ngành học, việc làm phù hợp. Khi người lao động tìm kiếm được công việc phù hợp, huyện sẽ thực hiện hoàn thành chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Quỳnh Nga

Tạo thêm việc làm từ nghề nuôi ong lấy mật dưới tán rừng

Từ lâu, nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt tại Vườn quốc gia Xuân Thủy cho hiệu quả cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ nghề này cũng như tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân địa phương nhờ nghề quay mật.

Xã Trực Tuấn hướng dẫn người dân tiếp cận thông tin, chính sách qua Internet

Trong những năm qua, xã Trực Tuấn phát huy những kết quả đạt được trong công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin, đẩy mạnh việc hỗ trợ người dân, nhất là người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

Sản phẩm OCOP 4 sao tương Sa Nam tiếp sức giảm nghèo bền vững

Nam Đàn đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giáp pháp để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo thoát nghèo bền vững, không để tái nghèo.

Lào Cai chăm sóc, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em nghèo

Cải thiện dinh dưỡng là một hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được tỉnh Lào Cai chú trọng thực hiện.

Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh tích cực giúp đồng bào Chứt vươn lên

Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động cụ thể nhằm giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đặc biêt dành nhiều sự quan tâm cho đồng bào dân tộc thiểu số Chứt.

Môi trường sống ở NTM Giao Thủy ngày càng “xanh - sạch”

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, các xã, thị trấn của huyện Giao Thủy đều khai thác được những lợi thế riêng để phát triển kinh tế - xã hội, đưa Giao Thủy đứng trong các huyện top đầu của tỉnh về xây dựng NTM.

Nam Định ứng dụng camera thông minh thúc đẩy tiêu chí an ninh trong xây dựng NTM

Thời gian qua, Nam Định đã đẩy mạnh ứng dụng toàn diện công nghệ số, đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao đời sống của người dân.

Bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt

Là một trong những dân tộc thiểu số ít người nhất Việt Nam, trong những năm qua, đồng bào dân tộc Chứt đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đời sống của chính quyền địa phương.

Nam Định: Tăng cường truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh.

Yên Bái: Ưu tiên đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tại vùng khó khăn

Thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân.