Bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì ở Điện Biên

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì tập trung ở 4 xã của huyện Mường Nhé- nơi tiếp giáp với hai quốc gia  Lào và Trung Quốc.

Luôn luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước, và sự chung tay của chính quyền địa phương nhằm bảo tồn, gìn giữ văn hóa dân tộc, người Hà Nhì ở Mường Nhé đã tạo lập, bảo lưu được nhiều tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ tết, những lời ca điệu múa, các trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực, vẻ đẹp của trang phục truyền thống…

Lễ Gạ ma thú (cúng bản) là nghi lễ lớn, quan trọng nhất trong năm của người Hà Nhì. Nghi lễ này diễn ra vào mùa xuân để tỏ lòng tôn kính, biết ơn tổ tiên, tạ ơn trời đất, cầu mong một năm mới mùa màng bội thu, bản làng đoàn kết, ấm no.

Người Hà Nhì ở các địa phương khác nhau chọn ngày tổ chức lễ Gạ ma thú theo lịch riêng. Người Hà Nhì Lạ Mí chọn ngày con hổ, người Hà Nhì Cồ Chồ chọn ngày con dê…

Tuy nhiên, theo phong tục chung, nghi lễ được tổ chức trong 3 ngày, gồm thực hiện các nghi lễ, diễn xướng và trò chơi dân gian.

Các thầy cúng sẽ thực hiện nghi lễ với 7 mâm cúng: đầu bản, cổng bản, thần nước, thần lửa, thần đất, thần rừng và thần gió; các lễ cúng đều có cúng sống (các con vật còn sống) và cúng chín.

Riêng đối với mâm cúng thứ 8 (cúng vong linh), 3 năm mới thực hiện một lần. 

Khi lễ cúng kết thúc, lễ vật trong mâm cúng được chia đều cho các hộ gia đình trong bản và chủ gia đình là người chế biến, dâng lên tổ tiên cầu mong con cháu luôn khỏe mạnh, may mắn.

Trước đây, phụ nữ Hà Nhì không được tham gia hoặc đến gần các địa điểm cúng trong lễ Gạ ma thú, song ngày nay họ được tham gia phần chuẩn bị lễ vật, dự bữa cơm mừng lễ thành công.

Trong ngày thứ hai của lễ Gạ ma thú, buổi sáng dân bản vui chơi ở sân giữa bản, buổi chiều cùng nhau thực hành nghi lễ cúng thần lửa, cúng vong linh.

Riêng ngày thứ 3 được dành trọng vẹn cho các hoạt động vui chơi tập thể như đánh đu, bập bênh, đu quay, ném còn, đánh cù, hát, múa.

Tại các bản có cộng đồng dân tộc Hà Nhì sinh sống cũng duy trì hoạt động các câu lạc bộ trình diễn, truyền dạy các nghi lễ truyền thống và nghệ thuật trình diễn dân gian.

Thành Huế, Thu Hằng, Trọng Hiếu

Nghề mây tre đan giúp người Thái ở Điện Biên thoát nghèo

Nghề mây tre đan ở bản Nà Tấu 1, xã Nà Tấu (TP. Điện Biên Phủ) là một trong bốn làng nghề của tỉnh Điện Biên vừa được công nhận đủ tiêu chuẩn làng nghề truyền thống của Chính phủ.

Đảm bảo mục tiêu 100% xã đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo được truy nhập Internet

Theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, sẽ hỗ trợ thiết bị đầu cuối phục vụ học tập, thông tin liên lạc cho 800.000 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác.

Người phụ nữ 30 năm gắn bó với cây chè và người Mông Suối Giàng

Trong những năm qua, Hợp tác xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được bà con tin yêu gọi là “Hợp tác xã đồng bào” bởi 20 thành viên của HTX chủ yếu là đồng bào dân Mông, Dao.

Bà con dân tộc Tày, Nùng ở Trùng Khánh thoát nghèo nhờ làm homestay

Với lợi thế cảnh quan gồm hang động, thác nước và núi non hùng vĩ, nguyên sơ như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Mắt Thần Núi… huyện Trùng Khánh (Cao Bằng)

Xã “ trầm hương”: người dân thu nhập hàng tỷ đồng nhờ cây gió Trầm

Cây Gió trầm là loại cây thân gỗ, xuất hiện từ lâu và đã phát triển địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê. Trong nhiều năm qua, người dân đã nhân giống và phát triển trong các vườn hộ. Tại Phúc Trạch, 100% hộ gia đình trồng cây Gió Trầm.

Kon Tum ưu tiên chuyển đổi số để tăng tốc phát triển KT-XH

Theo dự báo, trong 10 năm tới, thế giới tiếp tục chứng kiến những chuyển đổi lớn. Đó là xu hướng chuyển đổi số với sự chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới số. Toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội sẽ chuyển sang môi trường số.

Tổ chức carnaval: Tôn vinh các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS

Tỉnh Lai Châu đầu tư tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu, trong đó đặc biệt là Carnaval để tập trung quảng bá hình ảnh về đất và người Lai Châu

Bưởi Phúc Trạch “ chuyển đổi số” giúp người dân Hương Trạch thoát nghèo

Hương Trạch là xã miền núi của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, nằm cách trung tâm huyện khoảng 20km, với tổng diện tích tự nhiên 11.230,06 ha, dân số gần 2000 hộ.

Nghề mây tre đan thủ công mang lại nguồn thu nhập cao cho đồng bào Thái tại Yên Khê

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế từ nghề truyền thống, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An đã không ngừng đẩy mạnh công tác bảo tồn, duy trì và phát huy hiệu quả các ngành nghề truyền thống.

Cao Bằng: Trồng nấm sạch mang lại thu nhập cao

Có thể coi mô hình trồng nấm hữu cơ, trồng nấm trái vụ công nghệ cao ở thành phố Cao Bằng là điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần xây dựng nông thôn mới.