Học sinh vùng cao say sưa trải nghiệm thư viện điện tử

Các em nhỏ vùng cao thuộc tỉnh Điện Biên và Thanh Hóa say sưa trải nghiệm thư viện điện tử do báo VietNamNet trao tặng.

Trong suốt hành trình 25 năm xây dựng và phát triển của báo VietNamNet, hoạt động từ thiện, hỗ trợ các địa bàn khó khăn luôn được chú trọng và tích cực triển khai.

Đối với thư viện điện tử vùng cao, Đoàn thanh niên báo VietNamNet tổ chức mua mới 10 chiếc máy tính bảng được cài đặt các phần mềm học tập, hỗ trợ các thầy cô và các em trong việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức.

Tính đến nay, Đoàn thanh niên báo VietNamNet đã bàn giao thành công 2 thư viện điện tử cho các em học sinh ở tỉnh Điện Biên và tỉnh Thanh Hóa.

Buổi lễ trao thư viện điện tử tại xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé. 
Lễ bàn giao Thư viện điện tử vùng cao tại huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tại Điện Biên, đoàn đã trao thư viện cho các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Huổi Lếch (huyện Mường Nhé). Còn tại Thanh Hóa, thư viện được trao tặng Trường tiểu học Phú Thanh (huyện Quan Hóa). 

Thầy Vi Văn Lương, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Huổi Lếch chia sẻ: “Những chiếc máy tính bảng và áo ấm có ý nghĩa thiết thực đối với các em học sinh tại xã Huổi Lếch. Chúng tôi tin rằng, thư viện điện tử sẽ mang đến cho các em học sinh phương pháp học mới lạ, khoa học và cho trải nghiệm trực quan”, 

Còn ông Lê Đức Hiếu, Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Hóa bày tỏ: Để thúc đẩy việc chuyển đổi số trong giáo dục và đào tao hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã hội số, chuyển đổi số, Trường Tiểu học Phú Thanh đang triển khai chương trình trường học thông minh, hỗ trợ học sinh ứng dụng nền tảng công nghệ số, giúp học sinh truy cập các nguồn học liệu không giới hạn. Bởi vậy, việc những chiếc máy tính bảng thuộc Chương trình Thư viện điện tử vùng cao đến với các học sinh nơi đây là một món quà giá trị.

Thầy Đỗ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Thanh cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thư viện điện tử từ báo VietNamNet, nhà trường đã xây dựng kế hoạch để sử dụng hiệu quả.

"Các em học sinh đã có những buổi ngoài giờ trải nghiệm bổ ích, trực quan và hiệu quả thiết thực khi sử dụng thiết bị tại thư viện. Chúng tôi tin rằng, với thư viện điện tử, thầy và trò Trường Tiểu học Phú Thanh sẽ có thêm không gian để trải nghiệm việc dạy và học", thầy Tuấn Anh chia sẻ.

Huổi Lếch là xã có điều kiện khó khăn nhất huyện Mường Nhé
Các em học sinh ở Huổi Lếch say sưa trải nghiệm các tính năng trên máy tính bảng
Đây là lần đầu tiên các em học sinh ở Huổi Lếch chạm tay vào chiếc máy tính bảng
Với chiếc máy tính bảng, các em có thể truy cập internet và tra cứu thông tin nhanh chóng
Đại diện đoàn thanh niên báo VietNamNet hướng dẫn các em học sinh sử dụng máy tính bảng
Tại trưởng tiểu học Phú Thanh, các em học sinh say sưa trải nghiệm thư viện điện tử vùng cao
Các em trải nghiệm không gian học tập mới mẻ, hiệu quả
Ngay sau khi bàn giao thư viện, các em học sinh háo hức chờ đón giây phút được trải nghiệm thư viện
Nụ cười của các em học sinh vùng cao khi cầm trên tay máy tính bảng mà báo VietNamNet trao tặng.

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

NTM Hải Dương: Ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Tại tỉnh Hải Dương, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp đã cho những sản phẩm có giá trị cao.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.