Bắc Kạn nỗ lực trên hành trình giảm nghèo bền vững

Bắc Kạn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, ngành đã tập trung thực hiện kế hoạch giảm nghèo đa chiều.

Giảm nghèo là một bài toán khó, nhất là giảm nghèo đa chiều, đặc biệt khó đối với những tỉnh có xuất phát điểm thấp như Bắc Kạn. 

Năm 1997, tỉnh Bắc Kạn được tái lập, với xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu thốn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển..., trình độ dân trí thấp, tình trạng du canh, du cư còn phổ biến nên tỷ lệ hộ đói nghèo thuộc nhóm cao nhất cả nước.

Thực trạng này có thể thấy qua số liệu thống kê năm 1997 khi toàn tỉnh có tới 95 xã chưa có điện lưới, 11 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, 33 xã có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng chỉ đi được vào mùa khô; 68,2% số phòng học là nhà tạm, 62,3% trạm y tế xã là nhà xây cấp 4; 9.357 hộ phải ở nhà tạm…

Không cam chịu neo mãi trong đói nghèo, các cấp ủy, chính quyền các cấp ở Bắc Kạn đã đồng lòng hành động quyết liệt. Trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung cao xây dựng chỉ thị, nghị quyết chuyên đề, đề ra các giải pháp thiết thực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trong từng giai đoạn, làm tiền đề để tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của tỉnh trong những năm tiếp theo và hướng đến giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững.

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, ngành đã tập trung thực hiện kế hoạch giảm nghèo; kết hợp hài hòa giữa chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội.

Sau 25 năm tái lập, tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh bình quân giai đoạn 1997 - 2021 ước đạt 7,7%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng lên gần 37 lần, từ 362 tỷ đồng năm 1997 tăng lên hơn 13.379 tỷ đồng năm 2021. Thu nhập bình quân đầu người từ 1,25 triệu đồng/người năm 1997, đến năm 2021 ước đạt 41,8 triệu đồng/người, tăng gần 31 lần. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp đã giảm từ 60,9% năm 1997 xuống còn 29,8% năm 2021; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 9,5% năm 1997 lên 14,7% năm 2021; khu vực dịch vụ tăng mạnh từ 29,6% năm 1997 lên 52,4% năm 2021. Thu ngân sách nhà nước năm 1997 là 16,7 tỷ đồng, đến năm 2021 đạt 760,2 tỷ đồng, tăng hơn 45 lần.

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Bắc Kạn tập trung phát triển du lịch hồ Ba Bể

Quy mô ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh năm 2021 ước đạt trên 3.987 tỷ đồng, tăng 18 lần so với năm 1997 và chiếm 29,8% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông, lâm nghiệp giai đoạn 1997 - 2021 ước đạt 5,2%/năm. Đến nay, tổng diện tích cây lương thực đạt trên 37,2 nghìn héc-ta, tổng sản lượng lương thực có hạt tăng gấp 2 lần so với năm 1997, lương thực bình quân đầu người từ 305 kg năm 1997, tăng lên 562 kg năm 2021. Tổng diện tích rừng trồng mới trong giai đoạn 1997-2021 đạt trên 157 nghìn héc-ta, trong đó có 921 ha rừng được cấp chứng chỉ về bảo vệ rừng bền vững (FSC); độ che phủ rừng của tỉnh tăng lên 73,4% năm 2021, Bắc Kạn trở thành tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất cả nước.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được thực hiện thường xuyên, kịp thời theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Toàn tỉnh có 15/96 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và thành phố Bắc Kạn là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), đến nay tỉnh Bắc Kạn đã có 131 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên và là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.

Quy mô ngành công nghiệp của tỉnh năm 2021 đạt gần 950 tỷ đồng, tăng 62 lần so với năm 1997. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ, năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh so với năm 1997 được nâng lên rõ rệt, có nhiều tiến bộ; nhiều cơ sở, nhà máy sản xuất công nghiệp được đầu tư và đi vào hoạt động ổn định, tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 01 khu công nghiệp, có 06 cụm công nghiệp được phê duyệt thành lập, đang triển khai các bước, thủ tục đầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tăng đều qua các năm, điểm số có xu hướng sát lại gần hơn so với mức điểm trung bình của vùng trung du miền núi phía Bắc và trung bình cả nước.

Đối với khu vực dịch vụ, đây là khu vực ổn định, tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 khu vực kinh tế của tỉnh những năm qua. Quy mô ngành dịch vụ năm 2021 ước đạt trên 7.000 tỷ đồng, tăng 65 lần so với năm 1997. Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh năm 2021 ước đạt 6.300 tỷ đồng, tăng 33 lần so với năm 1997. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đến năm 2021 ước đạt 28 triệu USD. Du lịch phát triển khá, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch từng bước được đầu tư xây dựng, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh giai đoạn 1997 - 2021 đạt khoảng 4 triệu lượt, tốc độ tăng doanh thu du lịch bình quân đạt 20%/năm.

Kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, nước sạch, trường học, trạm y tế, các cơ sở dịch vụ được quan tâm, chú trọng đầu tư. Sau 25 năm, mạng lưới giao thông vận tải đã có nhiều chuyển biến, toàn tỉnh phát triển được trên 4.521 km đường, gồm 05 tuyến quốc lộ, 14 tuyến đường tỉnh, 49 tuyến đường huyện và hệ thống đường xã, thôn bản; có 01 tuyến đường thủy nội địa địa phương sông Năng - hồ Ba Bể dài 29,3 km. Lĩnh vực vận tải hàng hoá, hành khách phát triển mạnh mẽ, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân, tạo thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương...

Về lĩnh vực văn hóa - xã hội, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã được triển khai đồng bộ và có bước phát triển mạnh. Đến hết năm 2021, cả tỉnh dự kiến có 88,3% hộ gia đình văn hóa; có 89% làng, bản, thôn, khu phố đạt chuẩn văn hóa và 63% xã, phường đạt chuẩn văn minh đô thị; công tác giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến, tiến bộ. Hiện toàn tỉnh có 302 trường học các cấp, trong đó đến hết năm 2021 dự kiến có 104 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, kiện toàn, cả tỉnh đạt 32,3 giường bệnh/một vạn dân, có 17,1 bác sĩ/10.000 dân; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã được cấp ủy và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Các chương trình giảm nghèo được tổ chức thực hiện tốt, đảm bảo mục tiêu giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh đến cuối năm 2020 là 18,5% (theo chuẩn nghèo đa chiều), dự kiến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm thêm 1,39% theo chuẩn nghèo mới...

Trên cơ cở những thành tựu đã đạt được, Bắc Kạn mạnh dạn đề ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2% - 2,5%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025 (giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2023 còn 22,22%, số hộ nghèo đến cuối năm 2023 còn 18.235 hộ, giảm 2.046 hộ); tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo giảm bình quân từ 4% - 5% trở lên; hoàn thành các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện nghèo; triển khai tối thiểu 2 dự án giảm nghèo liên kết theo chuỗi giá trị; phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập...

Quyết tâm vươn tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững, cả hệ thống chính trị cho tới mỗi người dân Bắc Kạn đồng lòng đẩy mạnh chương trình giảm nghèo với khí thế quyết tâm cao, góp phần nâng cao đời sống của người dân và xây dựng tỉnh Bắc Kạn phát triển nhanh, bền vững” trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Thu Trang

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.