Bắc Kạn:

Mô hình du lịch nhà vườn ứng dụng công nghệ số để thoát nghèo của vợ chồng 9x

Bỏ phố về núi, cặp vợ chồng trẻ ở Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng với mong muốn giúp bà con thoát nghèo, phát triển kinh tế.

Những ngày này, ánh nắng ấm áp đã ùa về, đẩy lùi sự ảm đạm của lạnh lẽo, rét mướt trên đỉnh đèo Khau Khang ở xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, từ Bắc Kạn lên Cao Bằng đoạn qua đèo Khau Khang bạt ngàn hoa cỏ, màu sắc rực rỡ vàng tươi cả một góc trời. Một nếp nhà cùng vườn hoa khoe sắc của vợ chồng anh Nguyễn Văn Phước và chị Doanh Hồng Chuyên hiện lên như bức tranh đẹp đầy chất thơ.

Đây là mô hình du lịch cộng đồng được hai vợ chồng thực hiện với mong muốn đẩy mạnh quảng bá vẻ đẹp Bắc Kạn, đồng thời góp phần vào công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Chị Doanh Hồng Chuyên bên vườn mận của gia đình. 

Anh Nguyễn Văn Phước chia sẻ, anh quê Nghệ An, tốt nghiệp ngành du lịch và bắt đầu đi làm năm 2013. Anh từng làm việc tại các khu nghỉ dưỡng 5 sao dọc đất nước từ Nam ra Bắc. Quãng thời gian đó, chàng trai trẻ xứ Nghệ đã ấp ủ mở một mô hình du lịch gần với thiên nhiên…

Khi gặp Doanh Hồng Chuyên, cô gái dân tộc Tày đến từ Bắc Kạn cùng làm trong ngành dịch vụ du lịch, anh đem lòng yêu thương. Nhiều lần về quê chị Chuyên chơi, anh Phước bị vẻ đẹp của đèo Khau Khang thu hút, đặc biệt vào mùa hoa mận, hoa đào… Khát vọng ngày nào càng bùng cháy. Hai người cùng chung một hoài bão nên sau khi xây dựng tổ ấm, họ quyết định rời công việc ổn định, có mức thu nhập khá để về quê Chuyên lập nghiệp. 

“Trong khi các nơi khác ở Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình… đã rất phát triển về du lịch cộng đồng; cuộc sống người dân khấm khá, có điều kiện tiếp xúc với thông tin, truyền thông, hiện đại và văn minh. Du lịch ở Ngân Sơn vẫn rất mới mẻ, manh nha, chưa có tính chuyên nghiệp, đời sống bà con còn nghèo, mức sinh hoạt tối thiểu còn thấp… Vì vậy, chúng tôi mong muốn nhiều người biết đến Ngân Sơn hơn.

Vợ chồng anh Phước khi còn làm việc cho công ty chuyên về du lịch, khách sạn. 

Khu vực này được thiên nhiên ban tặng cho cảnh quan hùng vĩ, nếu có định hướng, chiến lược tốt, tôi tin nơi đây cũng sẽ là điểm đến níu chân du khách, từng bước giúp bà con thoát nghèo, mang đến sự đổi thay cho đồng bào dân tộc thiểu số", anh Phước tâm sự. 

Cũng theo anh Phước, do chưa được đầu tư bàn bản nên sức hấp dẫn du khách của Ngân Sơn chưa cao. Ý tưởng của vợ chồng anh là làm mô hình du lịch nhiều hộ cùng tham gia, tạo thành một cộng đồng giúp cho du khách trải nghiệm cuộc sống vùng cao, tìm hiểu bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số. Như vậy, sẽ tạo được công ăn việc làm cho người dân bản địa, tăng nhận thức, nâng cao dân trí cho họ nhưng vẫn duy trì, gìn giữ được bản sắc văn hóa đặc trưng. Dần dần sẽ kéo theo sự phát triển về kinh tế - xã hội. 

Sau gần 1 năm khởi nghiệp, vợ chồng anh Phước có 3 khu vườn với 300 gốc đào, 200 gốc mận và một vườn hoa đủ loại ở hồ Bản Chang, xã Đức Vân cùng thuộc huyện Ngân Sơn. 

Khách nước ngoài đến với nhà vườn Khau Khang. 

Riêng khu vực đèo Khau Khang, anh đầu tư gần 500 triệu đồng, gồm 1 nếp nhà gỗ, khu vườn hoa đủ loại cùng những nhà chòi cho khách ghé chân. Cách đó không xa là vườn mận, vườn đào để du khách đến tham quan, chụp ảnh vào mùa hoa rộ. 

Mặc dù mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng khu vườn du lịch của anh Phước đón số lượng khách tương đối lớn. Ngoài phục vụ đạo cụ chụp hình như trang phục dân tộc, khăn, ô... anh còn phục vụ bữa ăn nấu theo kiểu truyền thống của dân địa phương gồm xôi nếp, thịt lợn, gà bản…

Mỗi khi có khách ghé thăm, chị Chuyên sẽ giới thiệu đến mọi người bản sắc của đồng bào dân tộc Tày. Trong tương lai, chị muốn xây dựng những đội văn nghệ thôn, bản phục vụ du khách và homestay lưu trú.

Cảnh đẹp thiên nhiên nhìn từ đồi Khau Khang. 

Để đẩy mạnh việc quảng bá, thu hút du khách, vợ chồng anh Phước áp dụng công nghệ số trong điều hành các khu vườn từ xa. Cụ thể là hệ thống camera an ninh kết nối mạng, hệ thống phần mềm quản lý kế toán và đưa hình ảnh khu du lịch lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, trang du lịch nước ngoài, sử dụng công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt… Vườn hoa cây cảnh được lắp đặt hệ thống tưới nước tự động...

Trong thời kỳ cách mạng 4.0, hình ảnh các điểm du lịch thông qua mạng xã hội có sức lan tỏa nhanh chóng nhờ hình thức check-in, tương tác like, comment. Đây là cách truyền thông thuận tiện, hiệu quả, không chỉ người làm du lịch, mà tất cả du khách đều là đại sứ quảng bá cho địa danh họ đến...

“Ứng dụng mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm du lịch là xu hướng hiện nay. Nó sẽ giúp thu hút du khách rất hiệu quả. Facebook, Youtube… với đặc thù là miễn phí, siêu kết nối, độ lan tỏa lớn và dễ đo đếm cảm xúc, trở thành công cụ hữu hiệu để giới thiệu hình ảnh đến du khách mọi miền. 

Du khách trước khi đi du lịch có thể liên hệ quản lý nhà vườn thông qua điện thoại, mạng xã hội... để được hỗ trợ đưa đón, ăn nghỉ và bố trí lịch trình tham quan. Qua các ứng dụng, du khách phản hồi, góp ý để chúng tôi phục vụ được tốt hơn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với lĩnh vực du lịch”, anh Phước cho hay.

Anh Phước tạo nhiều cảnh quan đẹp để du khách có thế check in, chụp ảnh. 

Mô hình du lịch cộng đồng này đã mang lại nguồn thu ổn định, bền vững cho gia đình anh Phước cũng như các hộ gia đình tham gia. Nhiều hộ có điều kiện thay đổi sinh hoạt gia đình, mua sắm trang thiết bị hiện đại, dân trí cũng nhờ đó nâng cao. 

Bên cạnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng, vợ chồng anh Phước còn mở các lớp tiếng Anh 0 đồng cho trẻ em quanh vùng đều đặn 2 lần/tuần do chính anh chị giảng dạy. Phần lớn các em là con em các gia đình dân tộc thiểu số. Mô hình dạy song song giao tiếp và kiến thức ngữ pháp, kết hợp thực tế và hình ảnh ứng dụng.

“Việc mở lớp dạy ngoại ngữ là cách để tôi tri ân mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Tôi mong muốn các em sẽ là hạt nhân thúc đẩy Ngân Sơn phát triển. Về lâu dài, khi thành thục lớp giao tiếp cơ bản, các em sẽ được chúng tôi hỗ trợ làm hướng dẫn viên du lịch nhí, giới thiệu du khách quốc tế cảnh đẹp và vùng đất con người nơi đây”, chị Chuyên tâm sự.

Lớp học tiếng Anh 0 đồng do hai vợ chồng tự đứng lớp. 

Chị Chuyên cho biết thêm, lớp học cũng là cách để các bé học được sự tự tin, chủ động, tự lập trong cuộc sống, có lập trường vững vàng và khả năng dẫn dắt thế hệ tiếp nối. Trong đó, kỹ năng mềm, giao tiếp và ứng xử được anh chị chú trọng truyền tải cho học trò…

Câu chuyện của vợ chồng anh Nguyễn Văn Phước và chị Doanh Hồng Chuyên là điển hình cho những tấm gương thanh niên sinh ra ở làng và quay về sinh kế trên chính mảnh đất quê hương.

Để khai thác tiềm năng du lịch, giảm nghèo bền vững, huyện Ngân Sơn đã xây dựng Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh huyện Ngân Sơn giai đoạn 2021 - 2025”, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách để thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày một phát triển. 

Quỳnh Nga

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.