Bắc Kạn: Hiệu quả tích cực từ truyền thông về y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đã làm thay đổi nhiều tập tục, thói quen chăm sóc sức khỏe còn lạc hậu, góp phần nâng cao chất lượng sống cho cả cộng đồng.

Xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn là một trong những địa phương đạt hiệu quả tích cực trong công tác giảm nghèo thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số. Từ công tác tuyên truyền đến các hoạt động cụ thể đã góp phần nâng cao dân trí, nhận thức và hiểu biết cho bà con về pháp luật, y tế, bình đẳng giới… Đặc biệt, trong lĩnh vực y tế, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trẻ em, sản phụ được nâng cao.

Ngồi bên chén trà chát, trao đổi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc, ông Nguyễn Văn Duy, Trưởng thôn Nà Sang, xã Vi Hương kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện về đói nghèo, hủ tục ở địa phương cách đây nhiều năm.

Theo lời ông Duy, Nà Sang là vùng có đông bà con dân tộc thiểu số sinh sống, tồn tại rất nhiều hủ tục lạc hậu. Thời ông còn nhỏ, y tế chưa phát triển, điều kiện khó khăn, phụ nữ phần lớn sinh đẻ tại nhà. Việc lên trạm y tế xã hay ra khu vực có cơ sở y tế đầy đủ là rất hạn chế. Một phần do tư tưởng, tập quán, một phần do giao thông đi lại khó khăn… Nhiều trường hợp tử vong đau lòng do sản phụ bị biến chứng.

Ông Nguyễn Văn Duy, Trưởng thôn Nà Sang. 

“Tôi từng chứng kiến người thân trong gia đình sinh tại nhà, chỉ đun nước sôi, tráng vật dụng cắt rốn sơ sài, tiềm ẩn nhiều rủi ro...

Theo thời gian, cuộc sống hiện đại hơn, văn minh hơn, nhất là khi Đảng, Nhà nước quan tâm, tuyên truyền, thông qua các hoạt động tập huấn, khám chữa bệnh, tư vấn trực tiếp. Dân trí được nâng cao, người dân nhận thức được việc chăm sóc sức khỏe có ý nghĩa quan trọng. Phụ nữ sinh đẻ được đưa đến bệnh viện, tiêm vắc xin, ăn uống đủ chất. Để có được sự chuyển biến đó là cả một quá trình gian nan”, ông Duy bộc bạch. 

Với nhiều chủ trương, chính sách thiết thực của Đảng, Nhà nước, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã Vi Hương, đời sống bà con thôn Nà Sang thay đổi rõ rệt. Bên cạnh giữ gìn, bảo tồn nét văn hóa đặc sắc, những tập quán rườm rà, hủ tục lạc hậu gây ảnh hưởng đến tâm lý, thể chất con người dần bị đẩy lùi. 

“Trong thôn Nà Sang còn một số gia đình bà con dân tộc thiểu số sinh sống. Khi nhà có người ốm hay phụ nữ sinh nở sẽ tổ chức cúng bái song song với việc đưa người bệnh đi khám. Tôi đã đến từng nhà vận động, khuyên nhủ các gia đình bỏ hủ tục. Việc khám chữa bệnh là phải đến bác sĩ chứ không thể trông chờ vào việc cúng bái. Mưa dầm thấm lâu, đến nay hiện tượng này đã giảm thiểu”, vị trưởng thôn nhớ lại. 

Cũng theo ông Duy, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng vai trò lớn trong hệ thống y tế nước ta. Đặc biệt, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhân viên y tế thôn bản đã làm thay đổi nhiều tập tục, thói quen chăm sóc sức khỏe còn lạc hậu của bà con, góp phần nâng cao chất lượng sống cho cả cộng đồng.

Anh Đinh Văn Chiến là nhân viên y tế thôn Nà Sàng. Khoảng năm 2002 – 2003, anh được địa phương ứng cử đi học lớp đào tạo y tá sơ cấp và giữ nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến nay. 

Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản như anh là làm công tác chăm sóc sức khỏe, sơ cứu ban đầu, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại cộng đồng. Tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng các bệnh thông thường. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình...

Anh Chiến tư vấn cách theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ nhỏ cho các bà mẹ trong thôn.  

Mỗi ngày, anh rời nhà vào 9 giờ sáng để bắt đầu công việc của mình. Đầu tiên anh đến các gia đình có trẻ nhỏ kiểm tra, tư vấn bảng theo dõi cân nặng, dinh dưỡng cho các cháu. Tiếp theo là kiểm tra danh sách các gia đình có phụ nữ mang bầu để theo dõi tình trạng, sức khỏe, tư vấn ăn uống, thuốc men… 

Thôn có ai mới sinh, anh trực tiếp đi thăm sản phụ, hỏi han sức khỏe 2 mẹ con, xem mẹ có sữa cho con bú không, ngủ đủ giấc không, đẻ thường hay can thiệp đẻ mổ. Sau đó anh tư vấn cách chăm sóc sau sinh, với người mổ phải chăm sóc cả vết mổ, không làm việc nặng nhọc trong 6 tháng đầu sau sinh… Nếu ai có vấn đề gì, anh sẽ báo cáo trực tiếp lên trạm y tế xã hoặc bệnh viện để can thiệp kịp thời.

Anh cho biết, hiện nay chị em phụ nữ không sinh tại nhà mà đến bệnh viện. Do thông tin tuyên truyền tốt, nhận thức chị em nâng lên, khi có thai là đi khám định kỳ, mua thuốc bổ, gia đình cũng chăm sóc sản phụ khoa học hơn… Nhờ đó, sức khỏe bà mẹ, trẻ em được nâng cao, tỷ lệ tử vong hay biến chứng ít…

Anh Chiến khẳng định, công tác tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng. Các hình thức tuyên truyền được anh đẩy mạnh, gồm: Loa truyền thanh, tư vấn trực tiếp tại nhà hoặc dùng pa nô, áp phích, tranh lật, tờ rơi phát cho các hộ. 

Ngoài tuyên truyền, xã thường các chiến dịch cộng đồng phối hợp với trung tâm y tế huyện, tổ chức phi chính phủ, bệnh viện như tư vấn kế hoạch hóa gia đình, đặt vòng tránh thai, trung tâm y tế mang máy móc (máy siêu âm, nội soi…) về khám tận thôn bản. Mỗi chương trình sẽ tổ chức trong 2 ngày tại nhà văn hóa thôn. Trước khi khám, sẽ có đội ngũ đến nhà lập danh sách hoặc thông báo trên loa, ai có nhu cầu, có thể  đăng ký. 

Anh Chiến còn lồng ghép tư vấn sức khỏe qua các cuộc họp thôn, họp phụ nữ… Bên cạnh làm y tế thôn bản, anh kiêm làm công tác dân số, tư vấn đặt vòng, tránh thai an toàn, giảm thiểu việc phá thai hoặc sinh đẻ vỡ kế hoạch.

Kỷ niệm đáng nhớ trong quãng thời gian anh làm công tác này là một lần tư vấn đặt vòng tránh thai. Ban đầu, anh khá ngại ngần, không biết bắt đầu từ đâu để mở lời. Nếu đề cập đến việc tư vấn tránh thai, chị vợ cũng từ chối nói chuyện. Sau anh gặp người chồng, bằng câu chuyện chăm sóc sức khỏe, sinh đẻ có kế hoạch anh chuyển sang đề cập đến đặt vòng tránh thai. Anh thuyết phục người chồng xong, rồi nhờ anh đó mời vợ ra cùng nghe. Cứ thế, đến đâu anh cũng nhận được sự ủng hộ của mọi người. 

Về vấn đề tảo hôn trên địa bàn thôn, anh Chiến cho biết cũng không còn nhiều. Vào các dịp sinh hoạt hè, anh cùng Đoàn Thanh niên giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên để các cháu nhận thức được hậu quả nếu có thai ngoài ý muốn hoặc bỏ học lấy chồng, lấy vợ sớm…

Một công tác được chú trọng tại thôn Nà Sang là chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em. Bà mẹ từ lúc mang thai đã được quan tâm, quản lý danh sách, hỗ trợ vitamin trước đẻ, sau đẻ. Địa phương thường tổ chức các buổi thực hành dinh dưỡng với chuyên gia, mời các mẹ đến học, tự tay các mẹ làm các món ăn dặm, cháo, chế biến thực phẩm cho bé. 

Việc tổ chức tẩy giun diễn ra định kỳ 2 lần/năm. Trẻ dưới 5 tuổi được miễn phí. Hiện nay trẻ em thôn Nà Sang có sức đề kháng cao, tầm vóc phát triển đều, thể trạng được nâng cao so với trước đây. 

Anh Chiến thừa nhận, để thay đổi được nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, từ việc không sinh đẻ tại nhà, loại bỏ hủ tục, cúng bái khi sinh đẻ đến việc chăm sóc cho bản thân mình và gia đình… là sự nỗ lực của Đảng ủy xã, trạm y tế, đội ngũ y tế thôn bản vận động, tuyên truyền hàng tháng, hàng giờ.

“Chúng tôi được tập huấn sau đó về truyền tải lại cho bà con. Đặc biệt là đến tận nhà tư vấn trực tiếp, thông qua các hội nhóm Zalo. Bây giờ cuộc sống tân tiến, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoai thông minh cao. Xã lại có wifi phủ sóng rộng khắp nên việc họp, thông báo qua các hội nhóm mạng xã hội cũng dễ dàng”, anh nhấn mạnh. 

Quỳnh Nga

Lùng Thàng: Thu nhập của nông dân tăng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp, Lùng Thàng từ một xã đặc biệt khó khăn đã có những chuyển biến tích cực.

Quang Bình: Đổi đời nhờ biết tận dụng mặt nước lòng hồ thủy điện

Khai thác lợi thế từ hồ Thủy điện sông Chừng (Quang Bình, Hà Giang), mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ từng bước cho hiệu quả kinh tế và tạo thu nhập giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Người Bí thư tiên phong mở lối thoát nghèo cho dân Phiêng Dượng

Ông Bàn Cao Sơn, Bí thư Chi bộ thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã “thổi luồng gió mới" giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Phú Thọ: Những “bóng hồng” trên mặt trận kinh tế, giảm nghèo bền vững

Những người phụ nữ với ý chí vươn lên đã phát triển kinh tế thành công, đóng góp không nhỏ vào công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Phú Thọ.

Lão nông ở Phú Thọ biến đất cằn thành ‘mỏ vàng’ trên những quả đồi xanh

Những ngọn đồi ở làng Đá Hen, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) được phủ một màu xanh tươi rói của cây chè – loại cây đã và đang góp phần thay đổi diện mạo của vùng trung du một thời nghèo khó.

Nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, thoát nghèo ở Yên Lập (Phú Thọ)

Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Yên Lập (Phú Thọ) sẽ thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tác động theo nhóm đối tượng.

Phú Thọ: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc dân tộc

Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa bản địa phát triển tại Xuân Sơn đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Đồng bào Mường ở Phú Thọ thoát nghèo nhờ trồng chè sạch

Nhờ ứng dụng công nghệ trồng chè sạch, nhiều hộ gia đình người dân tộc Mường ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã thoát nghèo.

Bắc Kạn: Mô hình du lịch nhà vườn ứng dụng công nghệ số để thoát nghèo của vợ chồng 9x

Bỏ phố về núi, cặp vợ chồng trẻ ở Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng với mong muốn giúp bà con thoát nghèo, phát triển kinh tế.

Người phụ nữ Dao tìm hướng phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo

Quyết tâm khởi nghiệp với nghề may trang phục dân tộc, chị Lò Lở Mẩy, người dân tộc Dao ở thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã giúp bản thân và nhiều phụ nữ khác có thu nhập ổn định.