Bắc Giang: Trồng măng lục trúc mang lại hiệu quả kinh tế cao

Những năm gần đây, tận dụng nhiều bờ bãi, đồng ruộng khó canh tác, bà con nông dân xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang mạnh dạn đẩy mạnh mô hình trồng tre lấy măng lục trúc và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ thu hàng tỉ đồng/năm.

Từ năm 2019 đến nay, sản phẩm măng lục trúc của HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu cấp tỉnh, được công nhận OCOP 4 sao. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Yên cho biết, măng lục trúc được UBND huyện Tân Yên xác định là sản phẩm chủ lực của huyện trong những năm tới. Huyện cũng đã khảo sát đánh giá mở rộng quy mô diện tích lên tới gần 200ha.

W-mang-luc-truc-1-1.jpg
Năm 2018, HTX măng Lục Trúc lâm sinh Ngọc Châu được thành lập do bà Dương Thị Luyện làm giám đốc gồm 7 thành viên trồng gần 05 ha giống trúc du nhập từ Đài Loan (Trung Quốc) tại thôn Trại Mới, xã Ngọc Châu. Hiện tại, hợp tác xã đã có hơn 28 thành viên tham gia với diện tích gần 100 ha trồng tre lục trúc, trong đó có 50 ha đang cho thu hoạch măng năm thứ 3, diện tích còn lại sẽ cho thu hoạch vào năm sau.
W-mang-luc-truc-2-1.jpg
Việc trồng tre lục trúc để lấy măng không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, còn góp phần bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh đẹp cho làng quê.
W-mang-luc-truc-4-1.jpg
Những gốc lục trúc giống của HTX măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu  được xử lý ngâm thuốc kích rễ trước khi đưa ra trồng. Ảnh: HTX măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu cung cấp.    
W-mang-luc-truc-5-1.jpg
Để chủ động nguồn tre giống và cung ứng giống tre lục trúc ra thị trường, bà Luyện đang làm thủ tục để công nhận nguồn giống tre lục trúc do HTX tự sản xuất. 
W-mang-luc-truc-6-1.jpg
Bà Dương Thị Luyện chia sẻ: năm 1995, Bộ NN&PTNT triển khai dự án trồng thử nghiệm loại măng tre lục trúc giống Đài Loan tại địa bàn xã nhằm xóa đói, giảm nghèo và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, được thời gian thì dự án gần như bị chìm vào quên lãng.
mang-luc-truc-7-1.jpg
Năm 2018, nhận thấy thị trường tiềm năng của cây măng lục trúc nên bà Luyện bắt đầu tìm tòi nghiên cứu, trồng thử nghiệm và nhận thấy tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà quyết định đầu tư ban đầu với hơn 200 gốc măng lục trúc.
W-mang-luc-truc-8-1.jpg
 Bình quân 01 ha tre lục trúc sẽ cho sản lượng măng đạt từ 40 - 50 tấn/ha/năm.
W-mang-luc-truc-9-1.jpg
Đến thời điểm hiện tại, bà Dương Thị Luyện đã có gần hàng chục ha trồng lục trúc ở khắp các thôn trong xã Ngọc Châu.
W-mang-luc-truc-10-1.jpg
Măng tre lục trúc hoàn toàn sạch và thơm, giòn, ngon, ngọt nhẹ, có nhiều các chế biến như làm nộm, luộc, xào, thậm chí có thể ăn sống được nên thị trường cho loại sản phẩm này khá rộng. Trung bình mỗi gốc tre lục trúc cho từ 10 - 15 kg măng. Mùa thu hoạch măng tre lục trúc kéo dài hơn 6 tháng (từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch).
W-mang-luc-truc-11-1.jpg
Bà Dương Thị Luyện cho biết thêm, sản phẩm măng lục trúc của Hợp tác xã được chế biến ra 3 loại sản phẩm chính gồm: Măng tươi; măng khô; măng ngâm ớt. Hiện giá bán măng tươi thành phẩm 120 nghìn đồng/kg, măng khô 2,5 triệu đồng/kg, măng ngâm ớt 100 nghìn đồng/hộp 2kg.
W-mang-luc-truc-12-1.jpg
Vào mùa thu hoạch, trung bình mỗi ngày bà Luyện thu được 5 - 7 tạ măng tre. Bà giao cho nhà hàng và thương lái buôn là 50.000 đồng/kg măng tươi chưa bóc, 70.000 - 80.000 đồng/kg măng tươi đã bóc với thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/ngày.

Huy Linh và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.

Bản người Thái ở Mai Châu “đổi đời” từ du lịch cộng đồng

Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.