Ứng dụng công nghệ, tạo hàng nghìn việc làm cho người dân ở Nghệ An

Thành lập năm 2020, nhà máy may An Hưng (Công ty CP Tập đoàn An Hưng) với quy mô 6000 lao động, vốn đầu tư gần 6000 tỷ đồng đến nay tạo việc làm thường xuyên cho 1500 người dân huyện Yên Thành, Đô Lương,Diễn Châu (Nghệ An).

Với diện tích 13 ha, nhà máy may An Hưng nằm trên địa bàn xã Công Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) có quy mô tạo việc làm cho 6000 công nhân, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch covid, nhu cầu hàng hóa giảm nên hiện tại số công nhân làm việc ổn định tại đây mới chỉ đạt gần 1500 người, trong đó 90% là người địa phương sống tại huyện Yên Thành, số còn lại là người các huyện giáp ranh Đô Lương, Diễn Châu.

Thu nhập bình quân 5,5 đến 6 triệu đồng một người mỗi tháng. Nhờ việc làm ổn định, kinh tế xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn cũng từ đó ổn định hơn.

Nhà máy may An Hưng (Công ty Cổ phần Tập đoàn An Hưng) với diện tích 13ha nằm trên địa bàn xã Công Thành, huyện Yên Thành hiện duy trì việc làm thường xuyên gần 1500 công nhân chủ yếu là người địa phương.
Toàn bộ trang thiết bị mới, hiện đại được nhập khẩu từ Đức, Nhật Bản. Trong ảnh là máy trải vải tự động được nhập từ Đức.
Hệ thống máy móc hiện đại tiêu chuẩn quốc tế không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chất lượng quốc tế mà còn tăng năng suất, giảm thiểu sức lao động cho công nhân.
Công nhân không chỉ được đào tạo kỹ năng vận hành máy móc mà còn phải qua các lớp đào tạo về an toàn lao động, nội quy lao động và các chính sách, pháp luật của Nhà nước... Hết thời gian thử việc, người lao động phải trải qua giai đoạn đào tạo, trắc nghiệm lại mức độ nhận thức, tuân thủ nội quy về an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn lao động.
Máy cắt tự động nhập khẩu từ Đức có thể cắt cùng lúc nhiều sản phẩm với độ chính xác cao, đồng đều.
Các mẫu cắt đã được thiết kế, lập trình sẵn trên máy tính.
Hệ thống máy thêu tự động được lập trình sẵn.
Mỗi sản phẩm đều phải qua khâu kiểm tra theo quy định.
Hiện tại nhà máy mới vận hành 1/3 công suất dự kiến, hơn 20 dây chuyền may đang hoạt động, giải quyết việc làm cho gần 1500 lao động, thu nhập trung bình 5tr5 đến 6tr đồng/tháng. 
Công nhân làm việc tại nhà máy chủ yếu lao động nữ, chiếm 80%, độ tuổi từ đủ 18 và không giới hạn độ tuổi sau 18 mà căn cứ vào sức khỏe, kỹ năng thực tế để tuyển dụng. Những công việc đặc thù cần sức khỏe mới tuyển lao động nam.
Hiện tại, nhà máy vẫn chỉ hoạt động bằng 1/3 công suất dự kiến, bình quân 2000 đến 2500 sản phẩm/ngày.
Sản xuất cho các nhãn hàng lớn, các thương hiệu về may mặc nổi tiếng thế giới nên mọi khâu kiểm tra, kiểm định phải rất kỹ càng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đã gần 2 năm làm việc tại nhà máy, Trần Thị Tuyết là người địa phương cho biết ngoài thu nhập 6 triệu đồng/tháng, những ngày lễ, tết công nhân đều có các khoản thưởng, đời sống kinh tế công nhân ổn định hơn nhiều so với làm nông trước đây. 
Nhà máy có riêng một bộ phận thiết kế, may mẫu... trước khi đưa vào sãn xuất hàng loạt.
Đây là công việc đòi hỏi phải tuyển chọn người có chuyên môn cao.
Trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng, mọi sản phẩm đều phải qua bộ phận nghiên cứu, thiết kế, may mẫu. 
Hệ thống kho bãi hiện đại của nhà máy luôn phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn phòng chống cháy nổ.
Ông Đặng Việt Dũng, giám đốc nhân sự Công ty Cổ phần Tập đoàn An Hưng cho biết: Nhà máy may An Hưng thành lập 2020 với quy mô tương đối lớn đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 1500 lao động, dự kiến sẽ tạo việc làm cho 6000 công nhân khi đủ điều kiện. Tập đoàn luôn quan tâm sát sao đến đời sống người lao động, mọi công nhân được tuyển dụng đều được mua Bảo hiểm Xã hội và được hưởng các chính sách phúc lợi theo quy định của Nhà Nước.

Lê Anh Dũng

Phát huy vai trò hợp tác xã trong giảm nghèo đa chiều

Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được xem là mô hình thành công, giải pháp quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo ở khu vực dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Xã Kim Liên và hành trình cán đích nông thôn mới kiểu mẫu

Sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM vào tháng 8 năm 2014, tháng 01 năm 2015, xã Kim Liên được chọn là 1 trong 3 xã của tỉnh thực hiện xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

Nam Đàn: Ổn định kinh tế nhờ đặc sản quê tiêu chuẩn OCOP 4 sao

"Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn" là câu nói từ xa xưa để khẳng định món ăn đặc sản Nghệ An. Tương Sa Nam Hương Dương OCOP 4 sao đã góp phần ổn định cuôc sống của người dân địa phương.

Sản xuất, chế biến sản phẩm ocop tạo việc làm cho hàng chục hộ dân ở Kim Liên

Là một trong những đơn vị đầu tiên có sản phẩm đạt ocop ở tỉnh Nghệ An, HTX Sen quê Bác đến nay không chỉ tạo việc làm cho hàng chục hộ dân ở Kim Liên mà còn sở hữu 11 sản phẩm ocop, lợi nhuận trên dưới 16 tỷ đồng mỗi năm.

Nghệ An: Áp dụng công nghệ cao trồng dưa lưới hiệu quả cao

Sau 3 năm học và làm việc tại Nhật Bản, chị Nguyễn Thị Thảo cùng chồng xây dựng khu Nhà vườn Hưng Long 1, xã Nghi Hưng (Nghi Lộc - Nghệ An) trồng cây quả sạch áp dụng công nghệ mới, hiện đại thu về mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Sóc Trăng đẩy mạnh truyền thông và giảm nghèo về thông tin

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án trong vùng, nhất là dự án giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã đồng bào dân tộc.

Truyền thanh thông minh: Giải pháp giảm nghèo thông tin hiệu quả

Những năm qua, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã phát huy tốt vai trò, chuyển tải kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh đến nhân dân.

Nghề mây tre đan thủ công mang lại nguồn thu nhập cao cho đồng bào Thái

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế từ nghề truyền thống, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An đã không ngừng đẩy mạnh công tác bảo tồn, duy trì và phát huy hiệu quả các ngành nghề truyền thống.

Bộ TT&TT hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương

Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống.

Bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì ở Điện Biên

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì tập trung ở 4 xã của huyện Mường Nhé- nơi tiếp giáp với hai quốc gia  Lào và Trung Quốc.