Nâng cao nhận thức khi hành nghề trên biển để thoát nghèo

Thời gian qua, các lực lượng chức năng của Việt Nam luôn chủ động, nỗ lực giúp ngư dân nâng cao nhận thức khi hành nghề trên biển.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 4084/KH-BTL ngày 06/10/2021 về đợt cao điểm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Thông qua đợt cao điểm, lực lượng bộ đội biên phòng tuyến biển nâng cao tuyên truyền về nội dung chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cho ngư dân.

Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho ngư dân khi hành nghề trên biển; cùng với các cấp, ngành, địa phương chung tay tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với ngành thủy sản Việt Nam.

 Đội tàu của ngư dân miền Trung

Triển khai Kế hoạch 4084, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo các đơn vị tuyến biển tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp các lực lượng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; phối hợp chính quyền địa phương và các lực lượng vận động chủ tàu, thuyền trưởng ký cam kết không đánh bắt hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát tại các trạm kiểm soát và tuần tra trên biển, các đơn vị đã tuyên truyền cho gần 16.500 lượt tàu cá, gần 99.000 lượt thuyền viên, yêu cầu 100% thuyền trưởng tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên ký cam kết không khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài...

Theo số liệu báo cáo, trong đợt cao điểm, các đơn vị tổ chức hơn 3.300 lượt tổ tuần tra kiểm soát với sự tham gia của hơn 10.300 cán bộ, chiến sĩ, tuần tra trên biển, sông, vịnh, bãi ngang; làm thủ tục xuất, nhập bến, kiểm tra, kiểm soát cho khoảng 75.600 lượt tàu cá. Phát hiện, xử lý và tham mưu địa phương xử lý vi phạm hành chính 185 vụ, 217 phương tiện, gần 5,3 tỷ đồng.

Chủ trì phát hiện, xử lý 182 vụ, 213 phương tiện không bảo đảm thủ tục giấy tờ, không duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình, sử dụng kích điện khai thác hải sản trái phép... Đại tá Hồ Quyết Thắng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An cho biết, các đơn vị đã tăng cường lực lượng trinh sát ở các đồn trạm biên phòng tuyến biển, chốt chặn, kiểm soát chặt chẽ hoạt động, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể bà con ngư dân.

Tại hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm đợt cao điểm, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đề nghị thời gian tới, lực lượng biên phòng tuyến biển đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ngư dân, nhất là các chủ tàu, thuyền trưởng thay đổi, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành.

Các đơn vị bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, các hải đoàn biên phòng tích cực tham mưu địa phương xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, công bố trên phương tiện truyền thông địa phương, tăng cường khả năng răn đe; xử lý nghiêm đối với các phương tiện khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác hoạt động.

Hồ Nhụy, Anh Dũng, Nguyễn Hà

Điện thoại thông minh hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Nhờ điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử nghe nhìn và mạng internet, bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, học tập các mô hình kinh tế và bán hàng trực tuyến.

Làng Lô Lô Chải - Điểm sáng du lịch nơi địa đầu Tổ quốc

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

20.000 học sinh được tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân gia đình tại Chư Păh

Trên mảnh đất Chư Păh, năm 2021, trong 327 cặp kết hôn, thì có tới 76 cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Với quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, chính quyền huyện Chư Păh đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm đẩy lùi nạn tản hôn.

Kết nghĩa thôn, buôn - cách làm mới hiệu quả tại Krông Pắk

Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.

Bảo tồn âm thanh “giữ hồn” của dân tộc Giẻ Triêng

Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, nhà nước, đồng bào Gié Triêng ở Đắk Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum) đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nạn tảo hôn dần vắng bóng trên mảnh đất Kon Plong

Nhờ nhiều hoạt động tuyên truyền quyết liệt, trong những năm gần đây, tổng số trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện Kon Plong có xu hướng giảm dần theo từng năm, không có hôn nhân cận huyết thống.

Phát huy vai trò y tế thôn bản trong chăm sóc sức khoẻ cộng động

Là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là người nghèo tại vùng sâu, vùng xa.

Yên Bái: Nhiều người dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động

Huyện Văn Yên là địa phương có số người đi lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh Yên Bái. Nhờ nguồn vốn tiết kiệm từ người xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã xóa đói giảm nghèo.

Đổi thay tích cực ở thôn nghèo "ba không" vùng cao Lào Cai

Từ một thôn "ba không" với không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại di động… sắp tới thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

Hơn 600 hộ nghèo, cận nghèo Lào Cai được xây mới, sửa chữa nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lào Cai triển khai hỗ trợ nhà ở cho 7.555 hộ nghèo ở 4 huyện với tổng kinh phí khoảng 415 tỷ đồng.