Tích cực thi đua “chung tay vì người nghèo”, Quảng Nam đạt một số thành tựu

Phong trào thi đua “Quảng Nam chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 bước đầu đã đạt được thành tựu, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm sau cao hơn năm trước...

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, phong trào thi đua “Quảng Nam chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 được phát động rộng rãi trong toàn tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Phong trào đã nhận được sự đồng thuận cao của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân.

Chung tay hưởng ứng, thực hiện

Hưởng ứng phong trào thi đua của Trung ương và của tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn từng đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và thi đua xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Có thể kể đến như, Hội Nông dân tỉnh có các phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”... Từ đó đã phát huy được tiềm năng và thế mạnh của ngành nông nghiệp, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh với các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia xây dựng nông thôn mới và các phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”... đã trở thành động lực, động viên, cổ vũ nữ cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Đã có hơn 3.000 hộ phụ nữ thoát nghèo.

Một hoạt động trao quà Tết cho hộ nghèo, khó khăn tại Quảng Nam

Phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, phong trào thi đua giúp nhau phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình trong Hội Cựu chiến binh các cấp cũng đã được chú trọng, góp phần nâng cao mức sống của gia đình cựu chiến binh...

Hàng năm, Liên đoàn Lao động tổ chức “Tết Sum vầy” cho công nhân, lao động tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc; triển khai chương trình “Mái ấm công đoàn” sửa chữa 2 nhà công vụ cho giáo viên và hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa 315 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên, người lao động...

Hội Chữ Thập đỏ với phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, dự án “Ngân hàng bò”, “Tháng Nhân đạo”...

Hội Cựu thanh niên xung phong với phong trào “Cựu thanh niên xung phong làm theo lời Bác, giúp nhau làm kinh tế giỏi để thoát nghèo bền vững”...

Kết quả giảm nghèo toàn tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao năm 2022

Phong trào thi đua “Quảng Nam chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” bước đầu đã đạt được thành tựu, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm sau cao hơn năm trước, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội luôn ổn định, đời sống vật chất và mức thu nhập của nhân dân trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt.

Các chính sách tín dụng ưu đãi đã bổ sung nguồn lực cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện kế hoạch sản xuất, phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, tạo động lực cho người nghèo cải thiện điều kiện sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao mức sống và từng bước thoát nghèo.

Tính đến ngày 7/11/2022, theo kết quả sơ bộ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025, số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là: 29.829 hộ, tỷ lệ 6,8%; giảm so với năm 2021 là 3.318 hộ, tương ứng tỷ lệ giảm 0,8%.

Qua số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, kết quả giảm nghèo toàn tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao năm 2022 tại Quyết định 467/QĐ-UBND ngày 23/02/2022 (giảm 3.318 hộ/3.000 chỉ tiêu giao) và tỷ lệ giảm đạt, vượt so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2022 được giao tại Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ (giảm 0,8% /chỉ tiêu giao giảm 0,3 - 0,4%).

Xuân Ngọc, Ngọc Trang, Duy Tuấn

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.