Sóc Trăng ưu tiên đầu tư, tăng tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước sạch

Từ năm 2018 đến cuối năm 2022, tỉnh Sóc Trăng đã lắp đặt đồng hồ nước miễn phí cho 4.955 hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, đồng thời miễn thu tiền 856.682 m3 nước, định mức hỗ trợ là 3 m3 nước/hộ/tháng.

Trước đây, việc thiếu khả năng tiếp cận với nguồn nước, vệ sinh kém làm tăng tỷ lệ tiêu chảy, viêm phổi và nhiễm ký sinh trùng... dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, đặc biệt ở nhóm trẻ em dân tộc thiểu số, ảnh hưởng lớn tới khả năng học tập, phát triển kỹ năng và năng suất lao động sau này.

Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, tỉnh Sóc Trăng đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Sóc Trăng huy động nhiều nguồn vốn để xây dựng các công trình nước sạch nông thôn. 

Đặc biệt, tỉnh huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để hỗ trợ các chương trình nước sinh hoạt tập trung, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình nước sạch tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Huyện Trần Đề có hơn 50% đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Vốn là huyện biên giới biển nên tình trạng xâm nhập mặn khiến nguồn nước ngọt thiếu hụt, nhất là vào mùa khô.

Những năm vừa qua, từ các hoạt động chăm lo nước sạch và vệ sinh môi trường đã cải thiện đáng kể môi trường sống của người dân nông thôn. Hiện, tỷ lệ hộ dân nông thôn của huyện sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,8%; 64,86% hộ sử dụng nước sạch.

Ấp Bưng Triết, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề là nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng hạn gay gắt vào mùa khô, nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt rất cấp thiết đối với người dân.

Bà Lâm Thị Nách, hộ Khmer nghèo của ấp được Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng lắp đặt đường ống dẫn nước sạch miễn phí đến tận nhà. Từ khi có nước sạch, sức khỏe của các thành viên trong gia đình tốt hơn, giảm thiểu các bệnh viêm da…

Nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nông thôn được sử dụng nước sạch, từ năm 2018 đến cuối năm 2022, tỉnh Sóc Trăng đã lắp đặt đồng hồ nước miễn phí cho 4.955 hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; đồng thời miễn thu tiền 856.682 m3 nước, định mức hỗ trợ là 3 m3 nước/hộ/tháng; tổng kinh phí đã thực hiện hơn 8,6 tỷ đồng.

Về các chương trình tín dụng chính sách (trong đó có Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường), tính đến cuối quý II/2023, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng đạt khoảng gần 4.699 tỷ đồng với hơn 154.000 khách hàng vay vốn. Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, đã có khoảng gần 9.000 công trình nước sạch và 8.400 công trình vệ sinh ở khu vực nông thôn được xây mới hoặc sửa chữa.

Tháng 6/2023, UBND tỉnh Sóc Trăng thông qua Đề án Cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, 68% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày. Đến năm 2030, 80% hộ dân tiếp cận và sử dụng được nguồn nước sạch tập trung với số lượng tối thiểu 80 lít/người/ngày và tỷ lệ này sẽ nâng lên mức 100% vào năm 2045.

Để triển khai đề án này, tỉnh Sóc Trăng sẽ đầu tư khoảng trên 593,42 tỷ đồng (vốn lồng ghép từ ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương dành cho các chương trình mục tiêu quốc gia và vốn xã hội hóa) nhằm xây dựng mới 14 công trình cấp nước tập trung và mở rộng trên 1,86 triệu mét đường ống cấp nước trong các năm từ 2023 - 2045. Từ đó phục vụ cung cấp nước sạch cho khoảng gần 55.000 hộ dân tại các khu vực nông thôn thuộc địa bàn tỉnh.

Quỳnh Nga

Tạo thêm việc làm từ nghề nuôi ong lấy mật dưới tán rừng

Từ lâu, nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt tại Vườn quốc gia Xuân Thủy cho hiệu quả cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ nghề này cũng như tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân địa phương nhờ nghề quay mật.

Xã Trực Tuấn hướng dẫn người dân tiếp cận thông tin, chính sách qua Internet

Trong những năm qua, xã Trực Tuấn phát huy những kết quả đạt được trong công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin, đẩy mạnh việc hỗ trợ người dân, nhất là người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

Sản phẩm OCOP 4 sao tương Sa Nam tiếp sức giảm nghèo bền vững

Nam Đàn đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giáp pháp để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo thoát nghèo bền vững, không để tái nghèo.

Lào Cai chăm sóc, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em nghèo

Cải thiện dinh dưỡng là một hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được tỉnh Lào Cai chú trọng thực hiện.

Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh tích cực giúp đồng bào Chứt vươn lên

Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động cụ thể nhằm giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đặc biêt dành nhiều sự quan tâm cho đồng bào dân tộc thiểu số Chứt.

Môi trường sống ở NTM Giao Thủy ngày càng “xanh - sạch”

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, các xã, thị trấn của huyện Giao Thủy đều khai thác được những lợi thế riêng để phát triển kinh tế - xã hội, đưa Giao Thủy đứng trong các huyện top đầu của tỉnh về xây dựng NTM.

Nam Định ứng dụng camera thông minh thúc đẩy tiêu chí an ninh trong xây dựng NTM

Thời gian qua, Nam Định đã đẩy mạnh ứng dụng toàn diện công nghệ số, đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao đời sống của người dân.

Bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt

Là một trong những dân tộc thiểu số ít người nhất Việt Nam, trong những năm qua, đồng bào dân tộc Chứt đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đời sống của chính quyền địa phương.

Nam Định: Tăng cường truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh.

Yên Bái: Ưu tiên đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tại vùng khó khăn

Thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân.