Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Sóc Trăng chung tay thúc đẩy giảm nghèo bền vững

Những năm qua, cùng với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Sóc Trăng đã giải ngân kịp thời, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mang lại những hiệu quả thiết thực.

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội” đã mang lại nhiều kết quả tích cực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng). Nhờ nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách có được việc làm, thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo, đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tạiđịa phương. 

W-a1-gd-xa-thien-my-ch-thanh-5796-1.jpg
Một buổi giao dịch cho vay tạiđiểm giao dịch xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. 
W-a3-gd-xa-thien-my-ch-thanh-5840-1.jpg
Cán bộ NHCSXH giải thích cho người dân về điều kiện cần và đủ  để được vay vốn ưu đãi.
W-a5-do-chi-tam-6095-1.jpg
Khu hồ nuôi tôm của gia đình anh Đỗ Chí Tâm ở phường 4, thành phố Sóc Trăng được khởi nguồn từ vốn vay ưu đãi. 
W-a6-do-chi-tam-6101-1.jpg
Nhờ có vốn vay ưu đãi, anh Tâm đã mạnh dạn cải tạo hồ đầm, đầu tư con giống, máy móc... nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
W-a7-tran-van-tuyet-6055-1.jpg
Gia đình anh Trần Văn Tuyết, dân tộc Khmer thuộc tổ vay vốn khóm 5, phường 4, thành phố Sóc Trăng sau 2 lần vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo, nhờ chịu khó làm ăn đã thoát nghèo, hiện gia đình có 6 bò lớn nhỏ, có vốn gia đình cóđiều kiện canh tác 5000 m2 vườn trồng màu, được các cấp hội đánh giá gia đình sử dụng hiệu quả vốn vay.
W-a8-thach-thanh-phong-6156-1.jpg
Được vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình anh Thạch Thanh Phong, dân tộc Khmer ở xã Tân Quy B, xã Tân Hưng, huyện Long Phú có điều kiện phát triển chăn nuôi bò, gà, cải tạo vườn trồng cây, cuộc sống từng bước được nâng cao, không còn cảnh quanh năm đi làm thuê. 
W-a9-thach-thanh-phong-6213-1.jpg
Đàn bò của gia đình anh Phong.
W-a10lam-tam-5957-1.jpg
Nhờ vốn vay ưu đãi, gia đình anh Lâm Tâm, dân tộc Khmerở xã Tân Hưng, huyện Long Phú có điều kiện mua máy ấp trứng, làm chuồng trại phát triển chăn nuôi gà, lợn, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng. 
W-a11-lam-tam-5922-1.jpg
Nhờ vốn vay ưu đãi, gia đình anh Lâm Tâm, dân tộc Khmerở xã Tân Hưng, huyện Long Phú cóđiều kiện mua máyấp trứng, làm chuồng trại phát triển chăn nuôi gà, lợn, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng. 
W-a12-nha-o-33-5906-2.jpg
Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã giúp hàng ngàn hộ gia đìnhở Sóc Trăng có điều kiện sửa chữa, xây mới những ngôi nhà khang trang, đảm bảo cuộc sống ổn định.
W-a13-son-thi-ngoc-hanh-5996-1.jpg
Gia đình chị Sơn Thị Ngọc Hạnh, dân tộc Khmer ở ấp Đại Nghĩa Thắng, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên vay vốn đầu tư chuyển đổi 1000 m2 đất ruộng kém hiệu quả sang trồng màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn. 
W-a14-img-6151-1.jpg
Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã giúp hàng chục ngàn hộ gia đình ở Sóc Trăng có điều kiện dùng nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn đề ra.
W-a15-img-5882-1.jpg
Nhờ vốn vay ưu đãi nhiều hộ gia đình ở huyện Long Phú có điều kiện mở cửa hàng kinh doanh nhỏ.
W-a16-img-6290-1.jpg
Cán bộ tín dụng NHCSXH tỉnh Sóc Trăng thường xuyên đến hộ dân ở thôn, ấp kiểm tra hộ vay.
W-a17soc-trang-6060-1.jpg
Cán bộ NHCSXH trên đường vào kiểm tra các hộ đã vay vốn ưu đãi.
W-a18-img-6033-1.jpg
Một cánh đồng chuyển đổi ruộng lúa kém hiệu quả sang trồng màu cho giá trị kinh tế cao nhờ vốn vay ưu đãi tại Sóc Trăng.

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

NTM Hải Dương: Ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Tại tỉnh Hải Dương, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp đã cho những sản phẩm có giá trị cao.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.