Mèo Vạc: Chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân

Giảm nghèo thông tin, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân là một hướng đi quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của huyện Mèo Vạc (Hà Giang).

Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có 18 xã, thị trấn với 199 thôn, tổ dân phố, 17 dân tộc cùng chung sống, hơn 17.200 hộ dân (trong đó hộ nghèo chiếm 63,92%). 

Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể của huyện Mèo Vạc luôn tích cực triển khai thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững. Trong đó, chú trọng tăng cường khả năng nhận thức, tiếp cận thông tin, chuyển đổi số và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân.

Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin

Dù hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, huyện Mèo Vạc đã quan tâm đầu tư dịch vụ viễn thông và phương tiện tiếp cận thông tin gắn với thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số để giảm nghèo về thông tin, tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ số cho người dân.

Huyện Mèo Vạc quan tâm đầu tư dịch vụ viễn thông và phương tiện tiếp cận thông tin cho người dân.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Mèo Vạc hiện có 02 doanh nghiệp là VNPT, Viettel cung cấp dịch vụ viễn thông Internet. Các doanh nghiệp đã đầu tư mạng lưới hạ tầng viễn thông, Internet rộng khắp tới 18/18 xã, thị trấn. Tỷ lệ phủ sóng mạng 4G đạt 85%; tỷ lệ phủ sóng điện thoại mạng 2G, 3G đạt 65%. Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động đạt 15%/tổng dân số. Tỷ lệ người sử dụng Internet cố định đạt 19,2%/tổng dân số. Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet đạt 75%.

Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của huyện tiếp tục phát triển và đưa vào khai thác sử dụng, triển khai tích hợp các ứng dụng, kết nối liên thông với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, tài chính, tư pháp, xây dựng, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, y tế… và các nền tảng thanh toán điện tử.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở nên quen thuộc trên đia bàn huyện. Hoạt động mua bán hàng hóa đến các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng của người dân và du khách đang được khuyến khích thanh toán trực tuyến. 

Toàn huyện Mèo Vạc hiện có 70 doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh đăng ký và thực hiện thanh toán hóa đơn điện tử. Trên 7.600 khách hàng sử dụng App Agribank E-Mobile Banking; 568 hộ gia đình sản xuất, kinh doanh sử dụng mã VietQr. Phát 1.500 sim miễn phí cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo kết hợp với đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử. 100% công dân được cấp căn cước công dân có gắn chíp điện tử; kích hoạt định danh điện tử mức độ 1, 2 trên 21.800 hồ sơ...

Bên cạnh đó, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở với mục tiêu hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở, hình thành cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn thông tin cơ sở đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nguồn phổ biến đến người dân và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin. 

Xây dựng các chương trình phát thanh, phát trên hệ thống loa truyền thanh của cơ sở để tuyên truyền đến đông đảo bà con nhân dân về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, nâng cao nhận thức giảm nghèo đối với người nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Huyện Mèo Vạc đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số cấp huyện, xã và Tổ công nghệ số cộng đồng. Tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập với mục đích đưa các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân, giúp người dân sớm tiếp cận với môi trường số, sử dụng các nền tảng số, công nghệ số vào mọi mặt của đời sống xã hội, giúp phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. 

Các tổ công nghệ số cộng đồng tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công, tham gia thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần giảm nghèo về thông tin. Đến nay, có 100% các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn huyện được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.

Việc phủ sóng Internet giúp đời sống tinh thần của người dân được cải thiện. Đặc biệt là phụ nữ nâng cao nhận thức về bản thân, quyền bình đẳng, biết đến việc chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, dinh dưỡng cho trẻ…

Theo ông Hồng Mí Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, việc hỗ trợ người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp người nghèo, hộ nghèo chủ động hơn trong tiếp cận chính sách, tìm kiếm nguồn hỗ trợ cũng như học hỏi kinh nghiệm, giải pháp để thoát nghèo bền vững.

Nâng cao đời sống văn hóa

Song song với đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giảm nghèo thông tin, huyện Mèo Vạc cũng quan tâm đến nhiệm vụ bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Huyện thường xuyên duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống, xây dựng mô hình một số thôn, làng, bản trở thành “bảo tàng sống” gắn với phát triển du lịch.

Một buổi tập văn nghệ của thanh niên trên địa bàn. 

Đẩy mạnh các phong trào thi đua “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khu phố văn hóa lan tỏa mạnh mẽ. Qua đó, cổ vũ, khuyến khích, thay đổi nhận thức của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng nếp sống ngày càng văn minh, tiến bộ.

Địa phương cũng phối hợp với đơn vị bộ đội biên phòng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phối hợp tổ chức các ngày hội, giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thể chất cho nhân dân.

Nhiều chương trình, sự kiện văn nghệ như: Kỷ niệm Ngày quốc tế phụ nữ 8/3; Ngày hội đại đoàn kết… nhận được sự hưởng ứng, tham gia đông đảo của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Nhà văn hóa tại các thôn, bản được đầu tư khang trang.

Từ chủ trương xây dựng làng văn hoá du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang, năm 2016, huyện Mèo Vạc đã xây dựng thí điểm mô hình kinh tế mới với mô hình làng du lịch văn hoá cộng đồng. Những tuần lễ văn hoá thường xuyên được tổ chức để thúc đẩy du lịch như Lễ hội hoa đào, Lễ hội hoa tam giác mạch, Chợ tình Khâu Vai, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông, Festival khèn Mông… Các lễ hội này đã thu hút khách quốc tế đến với huyện Mèo Vạc ngày càng nhiều. 

Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.