Kết quả phủ sóng đối với các thôn lõm sóng có nhiều cải thiện

Kết quả phủ sóng đối với các thôn lõm sóng cũng đã có nhiều cải thiện. Giai đoạn 2021–2022, các doanh nghiệp viễn thông di động đã hoàn thành phủ sóng cho 2.164 thôn, còn lại 254 thôn chưa được phủ sóng.

Dấu hiệu tích cực từ kinh tế số, xã hội số

Báo cáo chuyển đổi số quốc gia ngày 28/9 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy: Ước tính sơ bộ tỷ trọng kinh tế số/GDP trong Quý II/2023 đạt khoảng 14,96%.

Kinh tế số đang trở thành xu hướng không thể đảo ngược.

Đến hết ngày 22/9/2023, số lượt doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp cận Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số là 975.966 doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng của Chương trình là 163.792 doanh nghiệp.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, có khoảng 60 nền tảng/ứng dụng di động phục vụ người dân của Việt Nam có trên 1 triệu người dùng sử dụng bình quân hàng tháng. Trong đó: Tổng số lượt tải mới ứng dụng di động trong tháng 8/2023 là 323 triệu lượt.

“Với kết quả này, Việt Nam xếp thứ 9 toàn cầu và thứ 2 khu vực Đông Nam Á về số lượng lượt tải mới ứng dụng trên thiết bị di động”, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá.

Ngoài ra, theo báo cáo, top các ứng dụng Việt Nam được tải về thiết bị nhiều nhất tính đến tháng 8/2023 là mạng xã hội Zalo, nền tảng VNeID và các ứng dụng thanh toán số (MB Bank, Viettel Pay, Ví MoMo, Vietcombank).

Có 7 ứng dụng có số lượng tài khoản hoạt động trong tháng 8/2023 đạt trên 10 triệu gồm: Zalo, Zing Mp3, VNeID, Báo Mới, Ví MoMo, MBBank và My 13 Viettel. Mạng xã hội Zalo tiếp tục ghi nhận gia tăng gần 500 nghìn tài khoản hoạt động trong tháng 8/2023. Ngoài ra, top 10 ứng dụng có số lượng tài khoản hoạt động tăng nhiều nhất so với tháng trước có sự xuất hiện của 2 ứng dụng phục vụ học tập là ứng dụng từ điển TFLAT và sách nói FONOS.

Về triển khai thử nghiệm dịch vụ Mobile Money, tính đến hết tháng 8/2023, việc triển khai thí điểm dịch vụ này tiếp tục đạt được mục tiêu về việc góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, cũng như đảm bảo việc thí điểm dịch vụ an toàn, đúng quy định. Tổng số khách hàng đạt gần 5,2 triệu khách hàng, tăng 8,8% so với tháng 7/2023.

Tổng số lượng các giao dịch (nạp, rút, chuyển tiền, thanh toán) bằng Mobile Money là hơn 41,8 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch hơn 2.196 tỷ đồng.

Kết quả thí điểm dịch vụ Mobile Money nêu trên là sở cứ quan trọng để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an thực hiện tổng kết, đánh giá sau 02 năm thí điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị, đề xuất chính sách quản lý phù hợp khi hết thời gian thí điểm vào cuối tháng 11/2023.

Cải thiện hạ tầng số, giảm bớt số thôn lõm sóng

Hạ tầng số cũng ghi nhận mức tăng trưởng. Theo đó, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 79,8%, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022. Còn tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 78,38%, tăng 5,22% so với cùng kỳ năm 2022.

Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 93,66 Mbps, tăng 14,06% so với cùng kỳ năm 2022. Tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 48,29 Mbps, tăng 8,81% so với cùng kỳ năm 2022.

thon lom song 2.jpg
Kết quả phủ sóng đối với các thôn lõm sóng có nhiều cải thiện. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, kết quả phủ sóng đối với các thôn lõm sóng cũng đã có nhiều cải thiện. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trước năm 2021, toàn quốc còn 2.418 thôn lõm sóng (tổng hợp báo cáo từ các địa phương), giai đoạn 2021 – 2022, các doanh nghiệp viễn thông di động đã hoàn thành phủ sóng cho 2.164 thôn, còn lại 254 thôn chưa được phủ sóng.

Cuối năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục có văn bản đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát và thống kê các thôn chưa có sóng di động. Tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, đến nay toàn quốc còn 1.923 thôn lõm sóng. Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi danh sách thôn lõm sóng cho các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, VNPT, MobiFone, Vienamobile, Gtel) để rà soát lại hiện trạng lõm sóng.

Kết quả sau rà soát tổng hợp từ các doanh nghiệp, trong 1.923 thôn lõm sóng: có 1.427 thôn đã được các doanh nghiệp phủ sóng di động 3G/4G tại các vị trí trung tâm thôn và các khu vực có đông hộ dân sinh sống với chất lượng đạt tiêu chuẩn. Còn lại 496 thôn chưa có sóng trong đó có 61 thôn nằm trong danh sách 254 thôn chưa được phủ sóng giai đoạn 2021-2022.

“Tổng số thôn lõm sóng phát sinh giai đoạn 2023-2025 là 435 thôn lõm sóng phát sinh. Trong 435 thôn lõm sóng phát sinh mới có 327 thôn thuộc khu vực đặc biệt khó khăn”, Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay.

Như vậy, tính đến nay (bao gồm cả hai giai đoạn 2021-2022 và giai đoạn 2023-2025), tổng số thôn lõm sóng (bao gồm cả các thôn đặc biệt khó khăn và thôn thường) là 689 thôn trong đó có 562 thôn đặc biệt khó khăn.

Có thể thấy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tiếp tục có những chỉ đạo quyết liệt, sát sao để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Tại các bộ, ngành, địa phương, công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chuyển đổi số tiếp tục được quan tâm. Số lượng người dùng các ứng dụng di động Việt Nam tiếp tục tăng cao; các địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai, sử dụng các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số của người dân trên địa bàn.

Đô Lương

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.