Đà Nẵng:

Hệ thống CSXH ngày càng đồng bộ, trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo

Báo cáo 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 tại Đà Nẵng cho thấy, thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Ban hành các đề án giảm nghèo theo từng giai đoạn với chuẩn nghèo riêng

Trong đó, về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hàng năm ngân sách TP chi trên 356 tỷ đồng cho hơn 18.400 lượt đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng; chi gần 30 tỷ đồng tặng quà cho gần 50.000 lượt đối tượng, gia đình chính sách vào dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Đến nay, không còn hộ người có công với cách mạng ở nhà tạm, nhà dột nát, 100% hộ gia đình chính sách có mức sống từ trung bình trở lên so với dân cư nơi cư trú; 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đều được nhận phụng dưỡng hàng tháng với mức 1 triệu đồng trở lên.

Trong lĩnh vực việc làm, từ năm 2012 - 2022, bình quân mỗi năm, TP đã giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 3,2% ở cuối năm 2020. 

Trong chính sách giảm nghèo, TP ban hành các đề án giảm nghèo theo từng giai đoạn với chuẩn nghèo riêng của TP. Qua đó, giúp đỡ cho 57.906 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm từ 2% trở lên.

TP Đà Nẵng

Về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tỷ lệ người tham gia BHXH bắt buộc so với lực lượng lao động tăng từ 37,28% năm 2012 lên 45,4% năm 2019 (Năm 2020, 2021 do ảnh hưởng dịch Covid-19, tỷ lệ còn 41,04%). Số lao động tham gia BHTN năm 2021 đạt 36,95%, ước năm 2022 đạt 39,45%.

Trong công tác trợ giúp xã hội thường xuyên, trợ giúp xã hội đột xuất, TP hiện có 13 cơ sở trợ giúp xã hội, đang nuôi dưỡng, chăm sóc trên 1.800 đối tượng, trong đó có 613 người ngoài tỉnh. Ngân sách TP bố trí kinh phí 100% cho hoạt động của các cơ sở công lập và hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng đối tượng tại cơ sở ngoài công lập theo quy định…

Về lĩnh vực giáo dục, TP đã đầu tư quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp học đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Toàn TP có 119 trường đạt chuẩn; phát triển, mở rộng mô hình trường bán trú, nhà trẻ trong khu công nghiệp và vùng nông thôn.

Với mạng lưới y tế, toàn TP hiện có 3 bệnh viện hạng I, 15 bệnh viện hạng II, không có bệnh viện hạng III; 100% xã, phường được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.

TP đã triển khai nhiều Đề án thực hiện Chương trình phát triển nhà ở, tập trung khai thác có hiệu quả nguồn lực về đất đai; Giai đoạn 2012-2021, đã đầu tư hoàn thành 19 dự án chung cư với 7.590 căn hộ và 3 dự án ký túc xá sinh viên tập trung với 1.874 phòng; kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách với 8 dự án, tổng cộng 7.531 căn hộ chung cư nhà ở xã hội.

Tổng nguồn lực thực hiện các chính sách xã hội khoảng 95.496 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước: 26.337 tỷ đồng.

Bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, không để ai bỏ lại phía sau 

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lương Nguyễn Minh Triết, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác chăm lo, thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn TP đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện; hệ thống chính sách xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn thiện, bao trùm, toàn diện, trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và đối tượng yếu thế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân TP.

Đồng thời ông Lương Nguyễn Minh Triết cũng chỉ ra trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. 

Để phát huy hiệu quả, khắc phục hạn chế, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị, trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể TP cần xác định việc thực hiện chính sách xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. UBND thành phố phải quan tâm đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của TP. 

Các cấp, các ngành cần tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng lao động và khả năng cạnh tranh của lao động TP trên thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế; giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 3%; thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, đa dạng, mở, linh hoạt, liên thông, dễ tiếp cận và chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao.

UBND thành phố cần tăng cường phát triển mạng lưới an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, phổ cập và hiện đại; bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, không để ai bỏ lại phía sau; tiếp tục thực hiện các giải pháp để tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, phấn đấu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 99% vào năm 2025. 

Đồng thời, sớm đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy các chương trình mới tương tự như các chương trình “5 Không”, “3 Có”, “4 An”, báo cáo trong năm 2022 để bắt đầu triển khai từ năm 2023, gắn với triển khai văn bản mới của Trung ương về chính sách xã hội…

Ông Lương Nguyễn Minh Triết cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng y tế các tuyến gắn với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhân dân; chú trọng phát triển mạng lưới y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe tâm thần, sức khỏe bà mẹ, trẻ em; duy trì 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình…

V.v...

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 đề ra Mục tiêu Tổng quát

Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản bảo đảm gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.

Nguyễn Thanh Hà , Thu Hà, Đỗ Hữu Duyên

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.