Hà Giang đẩy mạnh phát triển du lịch, giải bài toán giảm nghèo

Du lịch Hà Giang đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tỉnh, tạo ra nhiều sinh kế giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

Là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự vào cuộc của người dân; du lịch Hà Giang đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tỉnh, tạo ra nhiều sinh kế giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang là một tỉnh miền núi ở cực Bắc của Tổ quốc còn gặp nhiều khó khăn, có hơn 87 vạn dân, trong đó số hộ nghèo có trên 42%. Thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân từng bước xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với du lịch.

Hà Giang đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân từng bước xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với du lịch.

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới có 19 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng độc đáo và đa dạng. Những năm qua, tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.Chính việc gắn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thành sản phẩm du lịch đã và đang được chính quyền địa phương, người dân và các doanh nghiệp du lịch quan tâm chú trọng phát huy, tạo nên những ấn tượng độc đáo với du khách.

Với chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hình ảnh... Hà Giang còn đặc biệt chú trọng việc tạo ra sinh kế cho người dân từ du lịch. Tỉnh đã đẩy mạnh việc triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, hợp tác phát triển du lịch, chương trình tài trợ, hỗ trợ phát triển làng nghề; nhiều người được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên du lịch, thống kê du lịch, quản lý nhà hàng, khách sạn, lớp du lịch cộng đồng, nấu ăn... tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương. 

Nhờ đó, nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội được nâng lên; hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch được quan tâm đầu tư; một số khu, điểm du lịch dần được hình thành, các làng văn hóa du lịch cộng đồng hoạt động hiệu quả... thu hút ngày càng đông du khách trong nước và quốc tế đến với Hà Giang. Tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 15%/năm.

Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng sau khi dịch bệnh được kiểm soát, du lịch Hà Giang nhanh chóng phục hồi trở lại, đón 1,5 triệu lượt khách (tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019); tạo ra 12.000 việc làm, trong đó có 6.000 việc làm trực tiếp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm 2022, Hà Giang đón 1.525.638 (tăng 240% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 102% chỉ tiêu kế hoạch năm 2022), trong đó 26.022 lượt khách quốc tế, khách nội địa là 1.499.616 lượt người, doanh thu du lịch đạt 3.051 tỷ đồng.

Làng văn hóa thu hút du khách

Đến nay, các địa phương trong toàn tỉnh đã đăng ký 35 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó có 15 làng văn hóa du lịch tiêu biểu được UBND tỉnh công nhận. Một số làng văn hóa du lịch thu hút được lượng lớn khách tham quan như: Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm (Quản Bạ); Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Hạ Thành (thành phố Hà Giang); Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ (Mèo Vạc)… Thu nhập bình quân của các hộ làm dịch vụ du lịch bình quân đạt 50 - 70 triệu đồng/năm.

Phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; là khâu đột phá trong phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Ngày 2/8/2021, BCH Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết về phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025. Nghị quyết khẳng định: Phát triển du lịch phải phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế gắn với nâng cao nhận thức và đời sống cho nhân dân, giảm nghèo bền vững, phát huy văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc bản địa.  

Hiện nay, ngoài khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển du lịch, Hà Giang còn đang đẩy mạnh các chương trình hợp tác, quảng bá và xúc tiến du lịch với các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Vũng Tàu, Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long…

Văn Hùng, Minh Thúy, Lê Hạnh

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.