Giảm nghèo thông tin góp phần đưa Thái Nguyên ngày càng sung túc

Tới nay, mạng Internet băng thông rộng di động đã được phủ kín trên 99,9% số xóm, bản trên toàn tỉnh Thái Nguyên. Hiện, toàn tỉnh chỉ còn 20 xóm, bản chưa có sóng di động băng thông rộng.

Nhờ tích cực giảm nghèo thông tin đã góp phần đưa Thái Nguyên ngày càng phát triển, sung túc.

Dịch Covid-19 vừa qua với diễn biến phức tạp trên toàn quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống, trong đó có lĩnh vực giáo dục và việc học tập của các học sinh lâu nay vốn quen với học trực tiếp, được gặp gỡ thầy cô và vui chơi với bạn bè. 

Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, học trực tuyến là giải pháp hiệu quả để đảm bảo các mục tiêu vừa phòng chống dịch, vừa tiếp thu kiến thúc học tập. Nhưng thực tế, không phải ai, không phải gia đình nào cũng có điều kiện học trực tuyến”. Hàng nghìn học sinh nghèo trên địa bàn tỉnh không có thiết bị học, riêng ở thị xã Phổ Yên đã có 188 em.

Trong bối cảnh đó, cuối năm ngoái, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã trực tiếp trao tặng máy tính bảng cho  học sinh nghèo tại 3 trường trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên.

Xóm Cao Biền, xã Phú Thượng, là một trong những xóm vùng sâu, từng là một trong những vùng “lõm” thông tin của huyện Võ Nhai. Tuy nhiên, từ tháng 5/2021, Cao Biền đã được phủ sóng 4G tới khu vực trung tâm và hầu hết các khu vực có nhiều hộ sinh sống.

Anh Triệu Hữu Phong, Trưởng xóm, phấn khởi nói: Xóm Cao Biền cách xa trung tâm, đường giao thông cách trở, sóng truyền hình cũng yếu nên việc có Internet 4G đặc biệt quan trọng với 49 hộ người dân tộc Dao trong xóm. Có 4G, chúng tôi được tiếp cận thông tin thời sự hằng ngày, tiếp cận với một số thủ tục hành chính trực tuyến, được học hỏi kinh nghiệp phát triển kinh tế, học sinh được học những bài học trực quan qua hình ảnh…

Nhằm giảm nghèo thông tin thông qua việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, Thái Nguyên quan tâm đặc biệt tới phát triển hạ tầng số nói chung và hạ tầng viễn thông nói riêng.

Tỉnh đặt mục tiêu đến hết năm 2025, phát triển cáp quang băng rộng đến 100% thôn, xóm; phát triển mới khoảng 808 trạm thu phát sóng 5G; mạng thông tin di động 5G phủ sóng tại 100% khu trung tâm hành chính cấp xã, các khu công nghiệp, đô thị mới, công nghiệp, khu du lịch trọng điểm; 80% hộ gia đình có Internet cáp quang; tốc độ kết nối băng rộng di động đạt 100Mbps, tốc độ kết nối băng rộng cố định đạt 200Mbps; tỷ lệ dân số sử dụng Smartphone đạt trên 70%...

Ông Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết: Trên cơ sở mục tiêu trên, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới, nâng cấp hạ tầng viễn thông hiện tại; triển khai ứng dụng công nghệ thông minh cho hạ tầng cáp quang để đáp ứng băng thông cho phát triển kinh tế số, xã hội số; triển khai công nghệ mới cho trung tâm dữ liệu để bảo đảm chất lượng dịch vụ trên hạ tầng viễn thông; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; tập trung nâng cấp mạng di động 4G, triển khai hạ tầng mạng di động 5G; thí điểm những ứng dụng dịch vụ, nền tảng, giải pháp công nghệ mới để chuyển đổi số…

Kết quả, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2,5 nghìn tuyến truyền dẫn cáp quang nội tỉnh; 100% cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, trường học, cơ sở y tế trên địa bàn được kết nối Internet băng rộng cố định. Toàn tỉnh đã có gần 1,29 triệu người sử dụng điện thoại, chiếm tỷ lệ 95% dân số; gần 78% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; trên 94% gia đình có điện thoại thông minh; trên 64% hộ gia đình có cáp quang băng rộng.

Toàn tỉnh hiện có trên 237 nghìn thuê bao Internet băng thông rộng cố định và 1,12 triệu thuê bao Internet băng thông rộng di động; tốc độ tải xuống (download) đối với mạng băng thông rộng cố định đạt 70 Mbps và đạt 35Mbps đối với mạng băng thông rộng di động; tỷ lệ người dùng Internet toàn tỉnh đạt 84%.

Đặc biệt, mạng Internet băng thông rộng di động đã được phủ kín trên 99,9% số xóm, bản trên toàn tỉnh. Hiện, toàn tỉnh chỉ còn 20 xóm, bản chưa có sóng di động băng thông rộng.

Bên cạnh việc phát triển, mở rộng vùng phủ sóng di động băng thông rộng, các nhà cung cấp viễn thông cũng đầu tư nâng cấp các trạm phát sóng di động (BTS). Toàn tỉnh hiện có trên 1,7 nghìn trạm BTS, trong đó 95% số trạm được lắp đặt thiết bị BTS công nghệ 3G, 4G.

Bước đầu, toàn tỉnh đã triển khai thí điểm thành công một số điểm phát sóng 5G trên địa bàn TP. Thái Nguyên và Khu công nghiệp Yên Bình. Đây là một bước tiến quan trọng, sự chuẩn bị chu đáo của các nhà mạng trong phát triển hạ tầng số làm nền tảng thúc đẩy phát triển chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số để từng bước cải thiện cuộc sống người dân ngày càng thịnh vượng hơn.

Quốc Huy, Ngọc Ánh, Hữu Duyên

Tạo thêm việc làm từ nghề nuôi ong lấy mật dưới tán rừng

Từ lâu, nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt tại Vườn quốc gia Xuân Thủy cho hiệu quả cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ nghề này cũng như tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân địa phương nhờ nghề quay mật.

Xã Trực Tuấn hướng dẫn người dân tiếp cận thông tin, chính sách qua Internet

Trong những năm qua, xã Trực Tuấn phát huy những kết quả đạt được trong công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin, đẩy mạnh việc hỗ trợ người dân, nhất là người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

Sản phẩm OCOP 4 sao tương Sa Nam tiếp sức giảm nghèo bền vững

Nam Đàn đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giáp pháp để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo thoát nghèo bền vững, không để tái nghèo.

Lào Cai chăm sóc, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em nghèo

Cải thiện dinh dưỡng là một hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được tỉnh Lào Cai chú trọng thực hiện.

Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh tích cực giúp đồng bào Chứt vươn lên

Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động cụ thể nhằm giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đặc biêt dành nhiều sự quan tâm cho đồng bào dân tộc thiểu số Chứt.

Môi trường sống ở NTM Giao Thủy ngày càng “xanh - sạch”

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, các xã, thị trấn của huyện Giao Thủy đều khai thác được những lợi thế riêng để phát triển kinh tế - xã hội, đưa Giao Thủy đứng trong các huyện top đầu của tỉnh về xây dựng NTM.

Nam Định ứng dụng camera thông minh thúc đẩy tiêu chí an ninh trong xây dựng NTM

Thời gian qua, Nam Định đã đẩy mạnh ứng dụng toàn diện công nghệ số, đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao đời sống của người dân.

Bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt

Là một trong những dân tộc thiểu số ít người nhất Việt Nam, trong những năm qua, đồng bào dân tộc Chứt đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đời sống của chính quyền địa phương.

Nam Định: Tăng cường truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh.

Yên Bái: Ưu tiên đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tại vùng khó khăn

Thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân.