Được truyền cảm hứng, hàng trăm hộ người Thái chủ động xin thoát nghèo

Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên từng là xã thuộc diện khó khăn nhất khu vực biên giới Việt Nam - Lào

Song từ khi triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Chà Nưa đã một lòng đoàn kết, nỗ lực vượt khó vươn lên.

Năm 2016, Chà Nưa bắt tay thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ông Khoàng Văn Van, Bí thư Đảng ủy xã Chà Nưa - người dân tộc Thái sinh ra và lớn lên tại địa phương được coi là “thủ lĩnh” của các phong trào thi đua.

Để xây dựng chương trình nông thôn mới có hiệu quả, ông Van và chính quyền xã đã thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền, vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, "gia đình 5 không, 3 sạch", vệ sinh môi trường nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. 

Để các phong trào nhận được sự đồng tình hưởng ứng, Chà Nưa chú trọng “nêu gương đảng viên” trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; hiến đất làm đường, góp tiền, góp ngày công lao động xây dựng cơ sở hạ tầng các trường học, trạm y tế xã, các công trình thủy lợi, đường nội đồng, đường tuần tra bảo vệ rừng…

Bí thư Khoàng Văn Van đã trực tiếp đến từng gia đình, từng thôn bản để tuyên truyền thông tin về các chính sách của Đảng và Nhà nước, chia sẻ các kinh nghiệm làm ăn mới tới bà con. Ngoài giờ làm việc, Khoàng Văn Van tiên phong tham gia canh tác nông nghiệp, tăng thêm thu nhập cho gia đình, trở thành tấm gương để bà con noi theo.

Ông Van cùng chính quyền xã thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như hội xuân, đại hội thể thao, góp phần chống các thủ tục lạc hậu đồng thời cùng bà con thôn bản củng cố, xây dựng nếp sống văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Nhờ đó, chỉ trong 3 năm triển khai xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, người dân trong vùng đã rủ nhau hiến đất, góp tiền, góp ngày công với trị giá gần 2,9 tỷ đồng để bê tông hóa các tuyến đường nội bản, nội đồng; trên 95% hộ gia đình ở đây đã được sử dụng nước sinh hoạt, có nhà tiêu hợp vệ sinh; có các trường học đạt chuẩn quốc gia.


Theo số liệu thống kê, từ 2016 - 2018, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở xã Chà Nưa, giảm hơn 40% (Từ 53% xuống 11,41%). Đặc biệt, hàng trăm hộ dân đã tình nguyện viết đơn xin ra khỏi nghèo và Chà Nưa cũng về đích nông thôn mới vào cuối năm 2018, sớm 2 năm so với mục tiêu. 

Từ câu chuyện của địa phương, Bí thư xã Chà Nưa đúc kết, để giúp người dân chủ động thoát nghèo, việc quan trọng nhất là phải làm sao giúp họ thay đổi nhận thức, từ đó dẫn đến hành động.

Để đảm bảo việc giảm nghèo ngày càng thực chất, bền vực, chính quyền xã Chà Nưa rất quyết liệt trong việc, điều tra, rà soát hộ nghèo. Theo ông Khoàng Văn Van, quan trọng nhất là việc điều tra, xác minh phải công tâm, chính xác. Những gia đình còn thực sự khó khăn thì dù họ có tình nguyện xin ra khỏi hộ nghèo xã cũng không khuyến khích.

Thành Huế, Thu Hằng, Trọng Hiếu, Bình Minh

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

NTM Hải Dương: Ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Tại tỉnh Hải Dương, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp đã cho những sản phẩm có giá trị cao.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.