Đồng bào Công giáo huyện Cẩm Khê thi đua giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế

Với mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đồng bào Công giáo tại huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) đã năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, tích cực áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất…

Huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hiện có hơn 38.000 đồng bào Công giáo, chiếm 30% dân số, phân bố ở 18/24 xã, thị trấn, trong đó có 5 xã và một thôn Công giáo toàn tòng. Những năm qua, đồng bào Công giáo trong huyện luôn nỗ lực phấn đấu, đoàn kết thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo ở địa phương.

Lan tỏa phong trào phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng 

Xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, là xã Công giáo toàn tòng. Năm 2015, xã có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao nhất huyện, với 48,9% hộ nghèo và 14,1% hộ cận nghèo. Cũng từ năm 2015, UBND xã xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm.

Từ thực tế này, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Trong đó ưu tiên, tạo điều kiện để các hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước.

Huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Các tổ chức chính trị xã hội trong xã đã đứng ra ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện số tiền gần 30 tỷ đồng cho hơn 600 hội viên vay vốn phát triển kinh tế; khuyến khích, động viên các hộ mạnh dạn tập trung dồn đổi tích tụ đất đai phát triển các mô hình phát triển kinh tế vườn, ao chuồng, rừng phù hợp tại địa phương. 

Song song với đó, xã chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phối hợp với các đơn vị được phép tuyển lao động đi xuất khẩu tư vấn để người dân đi xuất khẩu lao động tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...

Công tác biểu dương, khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có những đóng góp giúp cho công tác giảm nghèo tại địa phương cũng được xã thực hiện kịp thời.

Nhờ những nỗ lực này, năm 2022, tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Tạ Xá được đẩy mạnh, an sinh xã hội đảm bảo, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, phát triển. 

Tổng thu ngân sách đạt gần 4,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,9%; hộ cận nghèo giảm còn 7,2%;  tỷ lệ đường giao thông cứng hóa đạt 76,5%; có thêm 4  khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới, xã đã đạt 15/19 tiêu chí nông thôn mới. Các lĩnh vực văn hóa -  xã hội, đều được quan tâm và phát triển. 

Cũng là vùng Công giáo toàn tòng, những năm qua, các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo đã lan tỏa mạnh mẽ trong đồng bào Công giáo trên địa bàn xã Yên Tập, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “sống tốt đời đẹp đạo” đã và đang phát huy mang lại hiệu quả thiết thực trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. 

Từ đó, ở xã Yên Tập đã xuất hiện ngày càng nhiều điển hình trong phát triển kinh tế, góp phần xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. 

UBND xã thường xuyên liên hệ Ban hành giáo tuyên truyền bà con giáo dân để đồng bào thực hiện tốt các phong trào các cuộc vận động lớn. Đồng thời, hàng năm triển khai các kế hoạch để giúp đỡ các mô hình kinh tế mới phát triển, mới lập nghiệp để làm sao có nguồn vốn phát triển kỹ năng, kinh nghiệm để lan tỏa phong trào phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên vùng đất quê hương.

Trong những năm qua, với mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đồng bào Công giáo trong huyện Cẩm Khê đã năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tập trung phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp, kinh doanh, dịch vụ. 

Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người Công giáo trong huyện ngày một nâng cao. Số hộ giàu và khá của bà con tăng rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm. 

Để góp phần xây dựng nông thôn mới, đồng bào Công giáo, các xứ đạo, họ đạo trong huyện đã tích cực ủng hộ tiền, hiến đất, ngày công lao động, cây cối, tự nguyện tháo dỡ tường rào, vật kiến trúc… làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao... Nhiều hộ đã hiến hàng trăm m2 đất  cùng nhiều vật kiến trúc có giá trị.

Với phương châm “Kính Chúa, yêu Nước”, “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, những năm qua đồng bào Công giáo trên địa bàn huyện  Cẩm Khê đã đoàn kết, tích cực thi đua lao động sản xuất, sống tốt đời, đẹp đạo. Qua đó, góp phần chung sức cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng quê hương Cẩm Khê ngày càng giàu mạnh. 

Phạm Thiện, Thu Hằng, Ngân Phương

Hành trình giảm nghèo của xã vùng cao Thượng Giáo

Với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong công tác giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo của xã Thượng Giáo đã giảm dần qua các năm, đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao.

Người phụ nữ 30 năm gắn bó với cây chè và người Mông Suối Giàng

Trong những năm qua, Hợp tác xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được bà con tin yêu gọi là “Hợp tác xã đồng bào” bởi 20 thành viên của HTX chủ yếu là đồng bào dân Mông, Dao.

Xã Thượng Kiệm giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới bám sát thực tế địa phương

Nhằm giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, xã Thượng Kiệm (huyện Kim Sơn) đã xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như tận dụng được thế mạnh của địa phương.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc, huyện Mai Sơn đạt kết quả khả quan trong giảm nghèo

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện Mai Sơn (Sơn La) giảm 2,1%, xuống còn 12,8%. Huyện đặt mục tiêu mỗi năm giảm bình quân 2% hộ nghèo, đến năm 2025, đưa 3 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Thanh Hóa: Công tác vận động Quỹ “Vì người nghèo” được quan tâm, hưởng ứng tích cực

Năm 2022, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận gần 80 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ trên và sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, DN, nhà hảo tâm..., toàn tỉnh đã làm mới và sửa chữa hơn 2.000 căn nhà.

Sóc Trăng: Xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo, tạo nguồn lao động chất lượng cao

Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần giảm nghèo bền vững và thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh; giúp người lao động tiếp cận phương pháp làm việc khoa học, phương thức sản xuất tiên tiến...

Gia Lai phấn đấu năm 2023 giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%

Trên cơ sở các kết quả giảm nghèo bền vững đạt được trong năm 2022, tỉnh đề ra mục tiêu năm 2023 giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% (phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 8,1%); tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm trên 3%.

Tuyên truyền viên phải nắm vững chính sách về công tác giảm nghèo

Hội thi là dịp để cán bộ, người làm công tác giảm nghèo nắm vững các nội dung cơ bản của các văn bản, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác truyền thông về giảm nghèo đa chiều.

Bắc Kạn: Chương trình, chính sách về giảm nghèo được triển khai đồng bộ, toàn diện

Các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tạo việc làm, sinh kế bền vững cho người nghèo; nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Huyện Châu Thành A tích cực triển khai nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững

Là huyện cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, giáp ranh với thành phố Cần Thơ, những năm qua Châu Thành A được ghi nhận là một trong những điểm sáng trong công tác giảm nghèo của tỉnh Hậu Giang.