Chung tay xây dựng NMT xã Minh An, nhiều hộ dân hiến đất làm đường

Yên Bái là tỉnh miền núi, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm qua với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cùng cách làm hay, sáng tạo đã tạo được nguồn lực phát triển kinh tế, đời sống người dân được nâng lên

Yên Bái đã từng bước vượt khó xây dựng nông thôn mới.

Xã Minh An nằm ở phía đông nam của huyện Văn Chấn với diện tích trên 3.300ha. Toàn xã có trên 1000 nhân khẩu  với 10 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 63%.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Minh An đã nhận thức đúng đắn về sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ từ xã xuống thôn, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt, dứt điểm đúng trọng tâm, trọng điểm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới để cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân chủ động và tự giác tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Sau 11 năm, Minh An được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã đã được đầu tư xây dựng. Nhân dân tích cực đóng góp tiền và ngày công lao động, hiến đất để mở rộng và nâng cấp các tuyến đường. 100% các tuyến đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa. 100% các tuyến đường trục thôn, xóm, liên thôn được bê tông hóa hóa.

Trên địa bàn xã có 20 công trình thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho diện tích lúa nước. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên đạt 99,61%. Trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn được đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu các tiêu chí. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn đạt 77,94%.

Để đạt được kết quả này, không thể không kể đến sự chung tay của nhân dân, nhất là trong quá trình hiến đất làm đường.

Theo thống kê của UBND xã Minh An, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu nông thôn mới, toàn xã xây dựng được hơn 40 km tuyến đường liên xã, liên thôn và đường nội đồng. Quá trình này có hơn 140 hộ dân tham gia hiến đất với tổng số đất nhân dân hiến cho chính quyền làm đường lên đến 3,3 nghìn m2. 

Bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì ở Điện Biên

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì tập trung ở 4 xã của huyện Mường Nhé- nơi tiếp giáp với hai quốc gia  Lào và Trung Quốc.

Nghề mây tre đan giúp người Thái ở Điện Biên thoát nghèo

Nghề mây tre đan ở bản Nà Tấu 1, xã Nà Tấu (TP. Điện Biên Phủ) là một trong bốn làng nghề của tỉnh Điện Biên vừa được công nhận đủ tiêu chuẩn làng nghề truyền thống của Chính phủ.

Đảm bảo mục tiêu 100% xã đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo được truy nhập Internet

Theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, sẽ hỗ trợ thiết bị đầu cuối phục vụ học tập, thông tin liên lạc cho 800.000 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác.

Người phụ nữ 30 năm gắn bó với cây chè và người Mông Suối Giàng

Trong những năm qua, Hợp tác xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được bà con tin yêu gọi là “Hợp tác xã đồng bào” bởi 20 thành viên của HTX chủ yếu là đồng bào dân Mông, Dao.

Bà con dân tộc Tày, Nùng ở Trùng Khánh thoát nghèo nhờ làm homestay

Với lợi thế cảnh quan gồm hang động, thác nước và núi non hùng vĩ, nguyên sơ như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Mắt Thần Núi… huyện Trùng Khánh (Cao Bằng)

Xã “ trầm hương”: người dân thu nhập hàng tỷ đồng nhờ cây gió Trầm

Cây Gió trầm là loại cây thân gỗ, xuất hiện từ lâu và đã phát triển địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê. Trong nhiều năm qua, người dân đã nhân giống và phát triển trong các vườn hộ. Tại Phúc Trạch, 100% hộ gia đình trồng cây Gió Trầm.

Kon Tum ưu tiên chuyển đổi số để tăng tốc phát triển KT-XH

Theo dự báo, trong 10 năm tới, thế giới tiếp tục chứng kiến những chuyển đổi lớn. Đó là xu hướng chuyển đổi số với sự chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới số. Toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội sẽ chuyển sang môi trường số.

Tổ chức carnaval: Tôn vinh các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS

Tỉnh Lai Châu đầu tư tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu, trong đó đặc biệt là Carnaval để tập trung quảng bá hình ảnh về đất và người Lai Châu

Bưởi Phúc Trạch “ chuyển đổi số” giúp người dân Hương Trạch thoát nghèo

Hương Trạch là xã miền núi của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, nằm cách trung tâm huyện khoảng 20km, với tổng diện tích tự nhiên 11.230,06 ha, dân số gần 2000 hộ.

Nghề mây tre đan thủ công mang lại nguồn thu nhập cao cho đồng bào Thái tại Yên Khê

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế từ nghề truyền thống, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An đã không ngừng đẩy mạnh công tác bảo tồn, duy trì và phát huy hiệu quả các ngành nghề truyền thống.