Cả hệ thống chính trị vào cuộc, huyện Mai Sơn đạt kết quả khả quan trong giảm nghèo

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện Mai Sơn (Sơn La) giảm 2,1%, xuống còn 12,8%. Huyện đặt mục tiêu mỗi năm giảm bình quân 2% hộ nghèo, đến năm 2025, đưa 3 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Năm 2022, Chi bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn (Sơn La) được phân công giúp đỡ bản Pù Tền. Đây là một trong những bản đặc biệt khó khăn của xã Tà Hộc với 68 hộ, 315 nhân khẩu dân tộc Khơ Mú; trong đó có 82% số hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chi bộ đã tổ chức họp bàn, tìm giải pháp hỗ trợ bản xây dựng mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế cụ thể cũng như tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, lựa chọn mô hình cụ thể giúp người dân phát triển kinh tế.

Kết quả, trong năm, Trung tâm đã tổ chức được 3 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ 408 con gà giống, 272 kg cám, 11 kg hạt rau giống cho người dân trong bản...

Còn tại xã biên giới Phiêng Pằn đã thành lập 8 tổ công tác theo dõi, phụ trách các bản. Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh từng vùng, các tổ công tác đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi phù hợp; vận động nhân dân thành lập hợp tác xã, tham gia các chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn huyện; củng cố nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Kết quả, năm 2022, xã đã thực hiện xóa nhà dột nát cho 16 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn với tổng số tiền huy động từ các nguồn xã hội hóa và ngày công lao động của người dân, trị giá hơn 300 triệu đồng.

Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, như trồng cây ăn quả trên đất nương, chăn nuôi gia súc nhốt chuồng; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội để phát triển sản xuất, với tổng dư nợ hơn 1 tỷ đồng...

Đây chỉ là 2 trong số nhiều câu chuyện về những nỗ lực trong công tác giảm nghèo bền vững của các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Mai Sơn.

Tập trung nguồn lực đầu tư có trọng điểm và bền vững 

Trên địa bàn huyện Mai Sơn hiện có 22 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã thuộc khu vực III, có 123 bản đặc biệt khó khăn. Những năm qua, huyện đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.

Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện Mai Sơn, giai đoạn 2021 - 2025; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn đôn đốc UBND các xã, thị trấn theo dõi biến động, cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý. Lồng ghép triển khai các chính sách, dự án hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo bền vững; tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Huyện tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vì sao tỷ lệ hộ nghèo còn cao, để có hình thức hỗ trợ hiệu quả.

Mô hình nuôi bò nhốt chuồng tại Mai Sơn

Cùng với đó, sử dụng hiệu quả, kịp thời nguồn vốn (vốn Trung ương, vốn địa phương) để triển khai thực hiện các dự án về giảm nghèo; tập trung nguồn lực đầu tư có trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Riêng năm 2022, từ nguồn vốn được phân bổ, huyện đã tạo việc làm cho 5.170 lao động; hỗ trợ trên 5.300 lượt hộ vay vốn phát triển sản xuất...

Huyện đã phân công 42 cơ quan, đơn vị, các chi, đảng bộ cơ sở giúp đỡ 49 bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Nhiệm vụ của các đơn vị là phối hợp với các xã nắm bắt nguyện vọng của các hộ nghèo; xây dựng phương án giúp đỡ, lựa chọn những việc làm cụ thể, thiết thực. Chẳng hạn: Hướng dẫn cách làm kinh tế, giúp đỡ hộ nghèo làm nhà ở; hỗ trợ cây trồng vật nuôi; xây dựng công trình nhà lớp học; tuyên truyền, vận động các gia đình thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước...

Để giúp các hộ nghèo “an cư, lạc nghiệp”, huyện đã rà soát, đánh giá mức độ khó khăn và khả năng tự làm nhà ở của từng hộ nghèo để có phương án hỗ trợ, huy động các tổ chức, cá nhân cùng chung tay giúp đỡ. Từ năm 2020 đến nay, huyện hỗ trợ xóa 150 - 170 nhà tạm, riêng năm 2022 là 201 nhà, với tổng kinh phí gần 4 tỷ đồng.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện Mai Sơn đã đạt được kết quả khả quan. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều giảm 2,1%, giúp giảm hộ nghèo toàn huyện xuống còn 12,8%.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả đã xuất hiện, như: Chăn nuôi bò sinh sản tại các xã Chiềng Chung, Tà Hộc, Cò Nòi, Chiềng Dong; canh tác các loại cây có múi ở Phiêng Cằm, Chiềng Ban, Hát Lót; đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây ăn quả, rau hoa chất lượng cao; huyện có 9/21 xã đạt chuẩn nông thôn mới. 

Mai Sơn đặt mục tiêu mỗi năm giảm bình quân 2% hộ nghèo, đến năm 2025, đưa 3 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, huyện đang tiếp tục triển khai thực hiện tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các mô hình sinh kế giảm nghèo xuất phát từ nhu cầu cộng đồng, hộ nghèo; lựa chọn các dự án, mô hình phù hợp với nhu cầu, điều kiện và khả năng sản xuất của các hộ tham gia gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng. 

Song song với đó, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Phạm Thiện, Thu Hằng, Ngân Phương

Hành trình giảm nghèo của xã vùng cao Thượng Giáo

Với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong công tác giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo của xã Thượng Giáo đã giảm dần qua các năm, đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao.

Người phụ nữ 30 năm gắn bó với cây chè và người Mông Suối Giàng

Trong những năm qua, Hợp tác xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được bà con tin yêu gọi là “Hợp tác xã đồng bào” bởi 20 thành viên của HTX chủ yếu là đồng bào dân Mông, Dao.

Xã Thượng Kiệm giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới bám sát thực tế địa phương

Nhằm giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, xã Thượng Kiệm (huyện Kim Sơn) đã xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như tận dụng được thế mạnh của địa phương.

Thanh Hóa: Công tác vận động Quỹ “Vì người nghèo” được quan tâm, hưởng ứng tích cực

Năm 2022, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận gần 80 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ trên và sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, DN, nhà hảo tâm..., toàn tỉnh đã làm mới và sửa chữa hơn 2.000 căn nhà.

Sóc Trăng: Xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo, tạo nguồn lao động chất lượng cao

Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần giảm nghèo bền vững và thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh; giúp người lao động tiếp cận phương pháp làm việc khoa học, phương thức sản xuất tiên tiến...

Gia Lai phấn đấu năm 2023 giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%

Trên cơ sở các kết quả giảm nghèo bền vững đạt được trong năm 2022, tỉnh đề ra mục tiêu năm 2023 giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% (phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 8,1%); tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm trên 3%.

Tuyên truyền viên phải nắm vững chính sách về công tác giảm nghèo

Hội thi là dịp để cán bộ, người làm công tác giảm nghèo nắm vững các nội dung cơ bản của các văn bản, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác truyền thông về giảm nghèo đa chiều.

Bắc Kạn: Chương trình, chính sách về giảm nghèo được triển khai đồng bộ, toàn diện

Các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tạo việc làm, sinh kế bền vững cho người nghèo; nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Đồng bào Công giáo huyện Cẩm Khê thi đua giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế

Với mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đồng bào Công giáo tại huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) đã năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, tích cực áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất…

Huyện Châu Thành A tích cực triển khai nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững

Là huyện cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, giáp ranh với thành phố Cần Thơ, những năm qua Châu Thành A được ghi nhận là một trong những điểm sáng trong công tác giảm nghèo của tỉnh Hậu Giang.