Bưởi Phúc Trạch “ chuyển đổi số” giúp người dân Hương Trạch thoát nghèo

Hương Trạch là xã miền núi của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, nằm cách trung tâm huyện khoảng 20km, với tổng diện tích tự nhiên 11.230,06 ha, dân số gần 2000 hộ.

Năm 2022, kinh tế của xã tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tổng giá trị thu nhập đạt 378,62 tỷ đồng, tăng 51,82 tỷ đồng so với cùng kỳ, thu nhập bình quân đầu người đạt 55,09 triệu đồng/người/năm. Trong đó, thu nhập từ nông, lâm nghiệp, thủy sản là 190,22 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 50,2%.

Tại Hương Trạch, giống bưởi Phúc Trạch là cây kinh tế chủ lực, mũi nhọn. Trong thời gian qua, chính quyền xã tập trung chỉ đạo và xây dựng, thực hiện Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2022. Toàn xã có 26 mô hình tổ VietGab với 239 người tham gia, tổng diện tích bưởi đạt 447,8ha, diện tích bưởi cho quả là 386ha, năng suất 150 tạ/ha, sản lượng 5790 tấn. Nhờ phát huy hiệu quả các mô hình điển hình, nâng cao kinh tế cho người dân, giá trị thu nhập về trồng trọt năm 2022 của xã đạt 134,92 tỷ đồng, bằng 101,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Để có được sự tăng trưởng đó là nhờ những năm gần đây, người dân và chính quyền xã đã mạnh dạn ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin để đẩy mạnh áp dụng các hình thức quảng bá, bán hàng mới, đưa bưởi Phúc Trạch chuyển đổi số, lên các sàn thương mại điện tử và nhiều kênh bán hàng đa dạng. Thương hiệu bưởi Phúc Trạch từng bước được biết đến rộng rãi, không chỉ tăng sản lượng mà giá thành bán cũng được nâng lên.

Năm 2021, bưởi Phúc Trạch đã được lên các sàn thương mại điện tử như: Postmart.vn, voso.vn, shopee, lazada, sendo… và các hệ thống siêu thị như: Winmart (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), siêu thị BigC Thăng Long với tổng khối lượng 218 tấn.

Quang Thậm, Mạnh Tuấn, Mai Hương và nhóm PV

Phát huy vai trò hợp tác xã trong giảm nghèo đa chiều

Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được xem là mô hình thành công, giải pháp quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo ở khu vực dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Xã Kim Liên và hành trình cán đích nông thôn mới kiểu mẫu

Sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM vào tháng 8 năm 2014, tháng 01 năm 2015, xã Kim Liên được chọn là 1 trong 3 xã của tỉnh thực hiện xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

Ứng dụng công nghệ, tạo hàng nghìn việc làm cho người dân ở Nghệ An

Thành lập năm 2020, nhà máy may An Hưng (Công ty CP Tập đoàn An Hưng) với quy mô 6000 lao động, vốn đầu tư gần 6000 tỷ đồng đến nay tạo việc làm thường xuyên cho 1500 người dân huyện Yên Thành, Đô Lương,Diễn Châu (Nghệ An).

Nam Đàn: Ổn định kinh tế nhờ đặc sản quê tiêu chuẩn OCOP 4 sao

"Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn" là câu nói từ xa xưa để khẳng định món ăn đặc sản Nghệ An. Tương Sa Nam Hương Dương OCOP 4 sao đã góp phần ổn định cuôc sống của người dân địa phương.

Sản xuất, chế biến sản phẩm ocop tạo việc làm cho hàng chục hộ dân ở Kim Liên

Là một trong những đơn vị đầu tiên có sản phẩm đạt ocop ở tỉnh Nghệ An, HTX Sen quê Bác đến nay không chỉ tạo việc làm cho hàng chục hộ dân ở Kim Liên mà còn sở hữu 11 sản phẩm ocop, lợi nhuận trên dưới 16 tỷ đồng mỗi năm.

Nghệ An: Áp dụng công nghệ cao trồng dưa lưới hiệu quả cao

Sau 3 năm học và làm việc tại Nhật Bản, chị Nguyễn Thị Thảo cùng chồng xây dựng khu Nhà vườn Hưng Long 1, xã Nghi Hưng (Nghi Lộc - Nghệ An) trồng cây quả sạch áp dụng công nghệ mới, hiện đại thu về mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Sóc Trăng đẩy mạnh truyền thông và giảm nghèo về thông tin

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án trong vùng, nhất là dự án giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã đồng bào dân tộc.

Truyền thanh thông minh: Giải pháp giảm nghèo thông tin hiệu quả

Những năm qua, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã phát huy tốt vai trò, chuyển tải kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh đến nhân dân.

Nghề mây tre đan thủ công mang lại nguồn thu nhập cao cho đồng bào Thái

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế từ nghề truyền thống, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An đã không ngừng đẩy mạnh công tác bảo tồn, duy trì và phát huy hiệu quả các ngành nghề truyền thống.

Bộ TT&TT hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương

Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống.